KHOAN XƯƠNG TƯỚI RỬA KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG ĐƯỜNG MÁU GIAI ĐOẠN CẤP TÍNH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Tổng quan: Viêm xương tủy theo đường máu (VXTXĐM) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mạn tính ở mô xương và thường gặp ở trẻ em. Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá kết quả lâm sàng và X-quang của phương pháp điều trị cho viêm tủy xương đường máu cấp tính ở trẻ em bằng kỹ thuật khoan xương- tưới rửa kháng sinh.
Phương pháp: 50 bệnh nhân được chẩn đoán viêm xương tủy xương đường máu được điều trị với kĩ thuật khoan xương, đặt hệ thống tưới rửa kháng sinh liên tục từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2023.
Kết quả: Tỷ lệ mắc phải của trẻ nam: nữ ≈ 1:1. Lứa tuổi nghiên cứu rộng rãi từ 2 tháng tuổi đến 14 tuổi. Tỷ lệ gặp ở xương đùi chiếm tỷ lệ cao 52%, xương chày là 44%, thường gặp ở đầu dưới xương dài hơn hành xương. Tác nhân 100% là tụ cầu vàng - Staphylococcus Aureus. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh phối hợp chủ yếu Vancomycin kết hợp với Ceftriaxone. Điều trị VXTXĐM cấp tính bằng phẫu thuật khoan xương, tưới rửa kháng sinh Gentamycin. Thời gian nằm viện trung bình là 13,21 ± 4,28 ngày. Đánh giá kết quả đạt được theo tiêu chuẩn của Morrey BF và Thái Văn Bình: Kết quả lúc ra viện: Tốt chiếm 100%. Kết quả xa : Tốt chiếm 95,83%, xấu 4,17%.
Kết luận: Khoan xương, tưới rửa kháng sinh điều trị viêm xương tuỷ xương đường máu giai đoạn cấp tính cho kết quả tốt đạt tỷ lệ cao. Kĩ thuật này đơn giản, an toàn và hiệu quả trên bệnh nhi.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Viêm xương tủy xương, khoan xương, tưới rửa kháng sinh, Osteomyelitis, bone drilling, antibiotic irrigation
Tài liệu tham khảo
2. Thái Văn Bình. Nghiên cứu điều trị viêm xương tủy xương đường máu trẻ em. Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y 2018.
3. Nguyễn Ngọc Hưng (2000), Nhận xét phương pháp khoan xương và tưới rửa kháng sinh điều trị viêm xương tủy xương và viêm mủ khớp ở trẻ em. Tạp chí Ngoại khoa 2000;XLI(3):41-46.
4. Nguyễn Tiến Bình. Phân loại nhiễm khuẩn, Phân loại tổn thương do chấn thương. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội 2009:53-56.
5. Castellazzi L, Mantero M, Esposito S. Update on the Management of Pediatric Acute Osteomyelitis and Septic Arthritis. Int J Mol Sci 2016;17(6):855. https://doi.org/10.3390/ijms17060855
6. Trần Đình Chiến, Nguyễn Văn Đại. Viêm xương tủy xương, Bệnh học chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội 2006:193-200.
7. Ngô Bảo Khang. Viêm xương tủy đường máu cấp, Bài giảng chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng. Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh 2005;3:1-8.
8. Krzysztofiak A, Roversi M, Musolino A et al. Clinical report and predictors of sequelae of 319 cases of pediatric bacterial osteomyelitis. Sci Rep 2002;12(1):14846. https://doi.org/10.1038/s41598-022-19208-2
9. Nguyễn Đức Phúc, Phùng Ngọc Hòa và cộng sự. Kỹ thuật mổ Chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2007:127-152.
10. Peltola H, M. Paakkonen. Acute osteomyelitis in children. N Engl J Med 2014;370(4):352-360. https://doi.org/10.1056/nejmra1213956
11. Bộ Y tế. Viêm xương tủy nhiễm khuẩn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2018:682-685.
12. Morrey BF, Peterson HA. Hematogenous pyogenic osteomyelitis in children. Orthopedic Clinics of North America 1975;6(4):935-951.
Hung NN. Cortical bone fenestrations with continuous antibiotic irrigation to mediate hematogenous tibial osteomyelitis in children. J Pediatr Orthop B 2010;19(6):497-506. https://doi.org/10.1097/bpb.0b013e32833cb8a2