ĐẶC ĐIỂM U THẬN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (2017-2022)

Phó Hồng Điệp, Hoàng Ngọc Thạch, Bùi Ngọc Lan, Bùi Ngọc Lan

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

U thận ác tính ở trẻ em chiếm khoảng 5,2% trong các ung thư hàng năm ở trẻ dưới 15 tuổi, trong đó u nguyên bào thận (U Wilms) là loại ung thư hay gặp nhất (~90% ở Châu Âu) và có khả năng đáp ứng điều trị hiệu quả. Do đó, các nghiên cứu về tỷ lệ và đặc điểm u thận trẻ em đặc biệt là u nguyên bào thận rất có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị ban đầu. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay số lượng nghiên cứu về u thận trẻ em còn khá hạn chế. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ mắc các loại u thận trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017-2022) và một số đặc điểm liên quan. Đối tượng và phương pháp: 181 trẻ dưới 15 tuổi được chẩn đoán mô bệnh học u thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017-2022). Nghiên cứu hồi cứu, áp dụng phác đồ UMBRELLA 2016 trong phân loại mô bệnh học. Kết quả: Trong số 181 trẻ mắc u thận (99 trẻ trai và 82 trẻ gái), u Wilms có tỷ lệ mắc cao nhất (69,1%), tuổi trung bình 28,4 tháng, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi (92%). Các u không phải u Wilms gồm sarcoma tế bào sáng của thận (8,3%), u dạng cơ vân ác tính của thận (6,6%), ung thư biểu mô tế bào thận (6,6%), u thận nguyên bào trung mô bẩm sinh (6,1%) và các u thận hiếm gặp khác. Kết luận: U Wilms là u thận gặp nhiều nhất ở trẻ em, mặc dù vậy, các u không Wilms cũng gặp không ít.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Steliarova-Foucher E, Colombet M, Ries LAG et al. International incidence of childhood cancer, 2001–10: a population-based registry study. Lancet Oncol 2017;18(6):719-731. https://doi.org/10.1016/s1470-2045(17)30186-9
2. Nakata K, Colombet M, Stiller CA et al. Incidence of childhood renal tumours: An international population‐based study. Int J Cancer 2020;147(12):3313-3327. https://doi.org/10.1002/ijc.33147
3. Libes J, Hol J, Neto JC de A et al. Pediatric renal tumor epidemiology: Global perspectives, progress, and challenges. Pediatr Blood Cancer 2023;70(1):e30006. https://doi.org/10.1002/pbc.30343
4. Vu MT, Shalkow J, Naik-Mathuria B et al. Wilms’ tumor in low- and middle-income countries: survey of current practices, challenges, and priorities. Ann Pediatr Surg 2022;18(1):28. http://dx.doi.org/10.1186/s43159-022-00163-6
5. Ooms AHAG, Vujanić GM, D’Hooghe E et al. Renal Tumors of Childhood—A Histopathologic Pattern-Based Diagnostic Approach. Cancers 2020;12(3):729. https://doi.org/10.3390/cancers12030729
6. Vujanić GM, Gessler M, Ooms AHAG et al. The UMBRELLA SIOP–RTSG 2016 Wilms tumour pathology and molecular biology protocol. Nat Rev Urol 2018;15(11):693-701. https://doi.org/10.1038/s41585-018-0100-3
7. Bozlu G, Cıtak EC. Evaluation of renal tumors in children. Türk J Urol 2018;44(3):268-273. https://doi.org/10.5152/tud.2018.70120
8. Lee JS, Sanchez TR, Wootton-Gorges S. Malignant renal tumors in children. J Kidney Cancer VHL 2015;2(3):84-89. https://doi.org/10.15586/jkcvhl.2015.29
9. Nakata K, Ito Y, Magadi W et al. Childhood cancer incidence and survival in Japan and England: A population‐based study (1993‐2010). Cancer Sci 2018;109(2):422-434. https://doi.org/10.1111/cas.13457