MÔ TẢ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TRÊN 5 TUỔI SAU NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC NĂM 2022

Trần Thị Kim Ngọc1, Lưu Thị Mỹ Thục2, Nguyễn Thùy Linh3
1 Bệnh viện Đa khoa Medlatec
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tác động của COVID-19 là đa chiều, gắn bó chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng cả ở cấp độ cá nhân và dân số. Những thay đổi trong hành vi ăn uống và lối sống do cách ly và cách ly xã hội có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm. Tuy nhiên, do suy dinh dưỡng không xảy ra ngay lập tức và việc đánh giá, theo dõi phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng trong đại dịch COVID-19 chưa được quan tâm đúng mức.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng của 395 trẻ em từ 5 đến 17 tuổi sau khi mắc bệnh COVID-19.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 11,14%, phân bố đều ở các nhóm tuổi. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì (10,89%) với nhóm < 10 tuổi (5,82%) và ≥ 10 tuổi (5,06%), thiếu vitamin D (67,51%), thiếu sắt (34,94%), thiếu canxi (6,62%), thiếu kẽm (6,19%).
Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (6,58%,) thấp còi (5,31%) và tập trung nhiều ở nhóm tuổi <10 tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 10,89%. Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao với thiếu vitamin D (67,51%), thiếu sắt (39,94%).
Khuyến nghị: Trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 tiếp tục phải chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Vì vậy, cần chủ động bổ sung vi chất thiết yếu từ bữa ăn và các sản phẩm dinh dưỡng (đặc biệt là sắt và vitamin D)

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. COVID-19 rapid guideline: managing the
longterm effects of COVID-19. https://
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33555768/.
2. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Ayuzo
del Valle NC et al. Long-COVID in children
and adolescents: A systematic review and
meta-analyses. Sci Rep 2022;12(1):9950.
https://doi.org/10.1038/s41598-022-13495-5
3. Lechien JR, Chiesa-Estomba CM, De Siati
DR et al. Olfactory and gustatory dysfunctions
as a clinical presentation of mild-to-moderate
forms of the coronavirus disease (COVID-19):
a multicenter European study. Eur Arch
Otorhinolaryngol 2020;277(8):2251–2261.
https://doi.org/10.1007/s00405-020-05965-1
4. Pecora F, Persico F, Argentiero A et al. The
Role of Micronutrients in Support of the
Immune Response against Viral Infections.
Nutrients 2020;12(10):3198. https://doi.
org/10.3390/nu12103198
5. LE NBK, Le TH, Nguyen DVA et al. Double
burden of undernutrition and overnutrition
in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS
study in 0•5-11-year-old children. Br J Nutr
2013;110(3):S45-56. https://doi.org/10.1017/
s0007114513002080
6. UNICEF (2021). Prevention of Overweight
and Obesity in Children. https://www.
unicef.org/vietnam/reports/preventionoverweight-
and-obesity-children
7. Nguyễn Thái Hà. Tình trạng dinh dưỡng và
thiếu vitamin D ở trẻ từ 6-11 tuổi tại phòng
khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi trung
ương. Luận án thạc sĩ y học. Trường Đại học Y
Hà Nội 2018:39-50.
8. Tosato M , Calvani R, Ciciarello F et
al. Malnutrition in COVID-19 survivors:
prevalence and risk factors. Aging Clin Exp
Res 2023:35(10):2257-2265. https://doi.
org/10.1007/s40520-023-02526-4
9. Cawood AL, Walters ER, Smith TR et al.
A Review of Nutrition Support Guidelines
for Individuals with or Recovering from
COVID-19 in the Community. Nutrients
2020;12(11):3230. https://doi.org/10.3390/
nu12113230