NGUYÊN NHÂN TĂNG MEN GAN Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây tăng men ALT và AST ở trẻ em điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả phân tích hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có xét nghiệm men gan tăng (nồng độ AST và/hoặc ALT cao hơn 40 IU/L được tuyển dụng vào nghiên cứu), trẻ dưới 15 tuổi, về các đặc điểm nhân khẩu học, các kết quả xét nghiệm. Dữ liệu được thu thập từ tháng 6 năm 2022 và tháng 6 năm 2023.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 412 bệnh nhân đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu với 56,6% trẻ nam và 43,4% trẻ nữ, tỷ lệ trẻ nam/nữ: 1,1/1. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 18,48 ± 27,57 tháng. Nồng độ trung bình men AST và ALT tăng nhiều nhất ở những bệnh nhân uống corticoid (AST: 223,34±736,84 UI/L, ALT: 157,60±454,03 UI/L), uống kháng sinh (AST: 80,32±65,10 UI/L, ALT: 67,32±34,93 UI/L) và thuốc hạ sốt (AST: 76,61±55,51
UI/L; ALT: 67,08±41,63 UI/L). Khám lâm sàng: nồng độ men gan tăng cao nhất ở những bệnh nhân gan to (AST: 4239,79±0,0 UI/L; ALT: 450,74±0,0 UI/L), bệnh nhân thừa cân/ béo phì (AST: 187,95±227,84 UI/L, ALT: 119,90±115,02 UI/L), nôn/ buồn nôn (AST: 135,90±460,09 UI/L, ALT: 74,82±67,10 UI/L), lách to (AST: 153,10±0,0 UI/L), ALT: 75,10±0,0 UI/L). Nồng độ men gan tăng cao ở những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi (AST: 579,04±812,00; ALT: 315,69±379,93); viêm
màng não (AST: 154,31±197,82; ALT: 96,08±104,47).
Kết luận: Trẻ có men gan tăng gặp chủ yếu là uống acetaminophen, corticoid, bệnh lý viêm gan siêu vi và béo phì.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Tăng men gan, Trẻ em, Nhiễm trùng, Men AST, Men ALT
Tài liệu tham khảo
etiology of hypertransaminasemia in Turkish
children. Bosnian journal of basic medical
sciences 2016;16(2):151–156. https://doi.
org/10.17305/bjbms.2016.982
2. Ventureira VF, Arnal IR, Martínez GR
et al. Evaluation of liver function tests
in the paediatric patient. Anales de
pediatria 2021;94(6):359–365. https://doi.
org/10.1016/j.anpede.2020.06.014.
3. Chalasani N, Fontana RJ, Bonkovsky HL
et al. Causes, clinical features, and outcomes
from a prospective study of drug-induced liver
injury in the United States. Gastroenterology
2008;135(6):1924–1934.e19344. https://doi.
org/10.1053/j.gastro.2008.09.011.
4. Pandit A, Sachdeva T, Bafna P. Drug-Induced
Hepatotoxicity: A Review. Journal of Applied
Pharmaceutical Science 2021;2(5):233–243.
https://doi.org/10.7324/JAPS.2012.2541
5. Sanrı A, Kırsaçlıoğlu C, Sanrı E et al.
Etiological evaluation of the elevated
transaminases in children. Cumhuriyet Medical Journal 2020;42(1):56-64. https://
doi.org/10.7197/cmj.vi.593477
6. Keçeli-Başaran M, Çiçek T. Causes of
hypertransaminasemia in children, singlecenter
experience. Family Practice and
Palliative Care 2021;6(1):56-61. https://doi.
org/10.22391/fppc.787707
7. Institute of Nutrition Vietnam (2023).
How to classify and assess nutritional
status based on Zscore. Access date
11/05/2023 (Vietnamese). Website: http://
viendinhduong.vn/news/vi/603/61/a/cachphan-
loai-va-danh-gia-tinh-trang-dinhduong-
dua-vao-z-score.aspx
8. Costa JM, Pinto SM, Santos-Silva E et
al. Incidental hypertransaminasemia in
children-a stepwise approach in primary
care. Eur J Pediatr 2023;182(4):1601-1609.
https://doi.org/10.1007/s00431-023-04825-
4.
9. Purcell M, Flores YN, Zhang ZF et al.
Prevalence and predictors of alanine
aminotransferase elevation among normal
weight, overweight and obese youth in
Mexico. J Dig Dis 2013; 14(9):491-499. http://
dx.doi.org/10.1111/1751-2980.12072.
10. Castaneda D, Gonzalez AJ, Alomari M et
al. From hepatitis A to E: A critical review
of viral hepatitis. World J Gastroenterol
2021;27(16):1691–1715. https://doi.
org/10.3748/wjg.v27.i16.1691