THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG BỆNH NHI SAU PHẪU THUẬT VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Chương trình chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật được các Hiệp hội dinh dưỡng có uy tín khuyến nghị trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trong của việc nuôi ăn sớm đường tiêu hoá. Tuy nhiên, thực hành nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa còn nhiều rào cản. Theo lí thuyết, viêm phúc mạc ruột thừa, trẻ không bị cắt bỏ ống tiêu hoá vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến thực hành nuôi ăn sớm đường tiêu hoá.
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhi sau phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang 107 trẻ sau phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 7/2022 - 3/2023.
Kết quả: Tỉ lệ thừa cân - béo phì ở nhóm 3 - 4 tuổi (27,3%), 5 - 9 tuổi (18,9%). Trong thời gian nằm viện, trung bình cân nặng của trẻ giảm 5,7 ± 4,0% so với lúc vào viện. Trẻ chậm được nuôi ăn qua đường tiêu hoá trong 24h đầu sau mổ. Ngày thứ 2 sau mổ có 4,7% trẻ ăn được hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Năng lượng trung bình trẻ nhận được thấp < 50% RDA.
Kết luận: Tỉ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ viêm phúc mạc ruột thừa cao, nhưng sau phẫu thuật do chậm nuôi dưỡng đường tiêu hoá nên hầu hết trẻ không nhận đủ nhu cầu theo khuyến nghị và có tình trạng sụt cân trong thời gian nằm viện.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
tình trạng dinh dưỡng, viêm phúc mạc ruột thừa, nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá
Tài liệu tham khảo
dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và căn
nguyên viêm phúc mạc trẻ em tại bệnh viện
Nhi Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội;
2012.
2. Shrikhande SV, Shetty GS, Singh K et al.
Is early feeding after major gastrointestinal
surgery a fashion or an advance? Evidencebased
review of literature. J Cancer Res
Ther 2009;5(4):232-239. https://doi.
org/10.4103/0973-1482.59892
3. Greer D, Karunaratne YG, Karpelowsky
J et al. Early enteral feeding after pediatric
abdominal surgery: A systematic review of
the literature. J Pediatr Surg 2020;55(7):1180-
1187. https://doi.org/10.1016/j.
jpedsurg.2019.08.055
4. WHO. Đánh giá tình trang dinh dưỡng trẻ em
dựa vào Z-Score. 2007
5. Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng
khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất
bản Y học 2016.
6. Phạm Thị Thu Hương, Cao Thi Thu Hương.
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em nằm viện tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học dự
phòng 2015;3(163):87-91.
7. Merrin RJ, Blackburn GL. Nutritional
assessment and metabolic response to illness
of the hospitalized. Text-Bool of pediatric
nutrition 1988:285-307.
8. Tadano S, Terashima H, Fukuzawa J et al.
Early postoperative oral intake accelerates
upper gastrointestinal anastomotic healing in
the rat model. J Surg Res 2011;169(2):202-208.
https://doi.org/10.1016/j.jss.2010.01.004
9. Nguyễn Minh Trang. Tình trạng dinh dưỡng
và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5
tuổi phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại tổng
hợp Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018.
Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Y Hà
Nội 2018.