ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ QUY TRÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT TẠI HAI KHOA SỌ MẶT & TẠO HÌNH VÀ CHỈNH HÌNH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, sử dụng kháng sinh dự phòng là một trong các phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Mục tiêu: Khảo sát và đánh giá tỷ lệ tuân thủ việc sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau can thiệp tại khoa Sọ mặt và Tạo hình và khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương thông qua các hoạt động của Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước-sau, không có nhóm chứng, thu thập dữ liệu hồi cứu trên 129 bệnh nhân.
Kết quả: 100% phẫu thuật được sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi rạch da trong khoảng thời gian khuyến cáo. Tỷ lệ chỉ định kháng sinh dự phòng phù hợp với khuyến cáo tăng từ 77,2% lên 94,4%, tỷ lệ bệnh nhân được dùng liều chênh lệch nhỏ hơn 10% so với khuyến cáo
tăng từ 54,4% lên 59,7% và tỷ lệ tuân thủ liệu trình điều trị kháng sinh giảm nhẹ từ 80,7% xuống 79,2% ở hai khoa sau can thiệp.
Kết luận: Cần có các can thiệp sâu hơn để nâng cao chất lượng thực hành kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại hai khoa này.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
kháng sinh, dự phòng phẫu thuật, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật sọ mặt
Tài liệu tham khảo
Antimicrobial surgical prophylaxis: Still an
issue in paediatrics. J Glob Antimicrob Resist
2020;23:224-227. https://doi.org/10.1016/j.
jgar.2020.09.020
2. Berrondo C, Carone M, Katz C et al.
Adherence to Perioperative Antibiotic
Prophylaxis Recommendations and Its
Impact on Postoperative Surgical Site
Infections. Cureus 2022;14(6):e25859. https://
doi.org/10.7759/cureus.25859
3. Hufnagel M, Versporten A, Bielicki J et
al. High Rates of Prescribing Antimicrobials
for Prophylaxis in Children and Neonates:
Results From the Antibiotic Resistance and
Prescribing in European Children Point
Prevalence Survey. J Pediatric Infect Dis Soc 2019:8(2):143-151. https://doi.org/10.1093/
jpids/piy019
4. Malone SM, Seigel NS, Newland JG et
al. Understanding antibiotic prophylaxis
prescribing in pediatric surgical
specialties. Infect Control Hosp Epidemiol
2020;41(6):666-671. https://doi.org/10.1017/
ice.2020.71
5. Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm
khuẩn vết mổ năm 2012.
6. Phạm Thu Hà. Chương trình quản lý sử dụng
kháng sinh. Hội thảo cải thiện kháng sinh
dự phòng trong phẫu thuật, Bệnh viện Nhi
Trung ương 2019.
7. Friberg D, Lundberg C. Antibiotic
prophylaxis in major head and neck
surgery when clean-contaminated wounds
are established. Scand J Infect Dis Suppl
1990;70:87-90.
8. Ierano C, Thursky K, Marshall C et al.
Appropriateness of Surgical Antimicrobial
Prophylaxis Practices in Australia. JAMA
Network Open 2019;2(11):e1915003. https://
doi.org/10.1001%2Fjamanetworkopen.
2019.15003
9. Organization World Health. Global
guidelines for the prevention of surgical site
infection, World Health Organization 2016
10. van Kasteren MEE, Kullberg BJ, de Boer AS
et al. Adherence to local hospital guidelines
for surgical antimicrobial prophylaxis: a
multicentre audit in Dutch hospitals. J
Antimicrob Chemother 2003;51(6):1389-
1396. https://doi.org/10.1093/jac/dkg264