ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM PHỔI NẶNG DO MYCOPLASMA PNEUMONIA Ở TRẺ EM
##plugins.themes.vojs.article.main##
Abstract
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Mycoplasma pneumonia là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở trẻ em, nhất là nhóm tuổi trên 5 tuổi.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi mắc viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia ở bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phương pháp: Nghiên cứu 75 bệnh nhân viêm phổi do Mycoplasma pneumonia trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.
Kết quả: Trong nhóm viêm phổi nặng, trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,3/1. Trẻ có tuổi trung bình mắc bệnh 4,04 ± 2,75 (tuổi) và gặp cao nhất ở nhóm tuổi 1-3 tuổi với tỷ lệ 54,3%. Trẻ biểu hiện các triệu chứng ho, khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ở phổi, SpO2 thấp chiếm tỷ lệ hơn 70%. Trẻ có chỉ số viêm BC, CRP tăng và hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh đa dạng, hay gặp đông đặc nhu mô phổi (51,4%). Tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở nhóm viêm phổi nặng cao hơn hẳn nhóm trẻ chỉ mắc viêm phổi (25,7% so với 7,5%). Tình trạng thiếu máu ở nhóm viêm phổi nặng cao hơn nhóm viêm phổi (51.4% so với 17,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Bệnh nhi tràn dịch màng phổi có tỉ lệ nặng là 87,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Trẻ viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia chủ yếu ở nhóm tuổi 1 tuổi- 3 tuổi với các triệu chứng nặng, suy hô hấp nặng ở các mức độ khác nhau. Một số yếu tố liên quan như suy dinh dưỡng, thiếu máu, tổn thương tràn dịch màng phổi làm gia tăng mức độ nặng ở các trẻ viêm phổi do Mycoplasma pneumonia nhập viện.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Keywords
Mycoplasma pneumonia, Viêm phổi, nặng
References
of children | Health | UNICEF. Unicef/Who,
40. https://www.unicef.org/publications/
index_35626.html
2. Jain S, Williams DJ, Arnold SR et al.
Community-acquired pneumonia requiring
hospitalization among U.S. children. N Engl
J Med 2015;372(9):835–845. https://doi.
org/10.1056/nejmoa1405870
3. Shah SS. Mycoplasma pneumoniae as a
Cause of Community-Acquired Pneumonia
in Children. Clin Infect Dis 2019;68(1):13-14.
https://doi.org/10.1093/cid/ciy421
4. Krafft C, Christy C. Mycoplasma pneumoniae
in children and adolescents. Pediatr Rev
2020;41(1):12–17. https://doi.org/10.1542/
pir.2018-0016
5. Dean P, Florin TA. Factors Associated
With Pneumonia Severity in Children: A
Systematic Review. J Pediatric Infect Dis Soc
2018;7(4):323-334. https://doi.org/10.1093/
jpids/piy046
6. Phan Le Thanh Huong, Pham Thu Hien,
Nguyen Thi Phong Lan et al. First report on
prevalence and risk factors of severe atypical
pneumonia in Vietnamese children aged
1-15 years. BMC Public Health 2014;14(1):1–8.
https://doi.org/10.1186/1471-2458-14-1304
7. Kutty PK, Jain S, Taylor TH et al. Mycoplasma
pneumoniae among children hospitalized
with community-acquired pneumonia.
Clinical Infectious Diseases 2019;68(1):5–12.
https://doi.org/10.1093/cid/ciy419
8. Vinod K. Ramani. Acute Respiratory
Infections among Under-Five Age Group
Children at Urban Slums of Gulbarga City:
A Longitudinal Study. J Clin Diagn Res
2016;10(5):8-13. https://doi.org/10.7860/
jcdr/2016/15509.7779
9. Mărginean CO, Meliţ LE, Simu I et al.
The Association Between Mycoplasma
pneumoniae and Chlamydia pneumoniae,
a Life-Threatening Condition in Small
Children-A Case Report and a Review of the
Literature. Front Pediatr;8:558941. https://
doi.org/10.3389/fped.2020.558941
10. Chalipat SS, Mishra A, Tambolkar SA
et al. Effect of Malnutrition on Severity
of Presentation and Outcome of Acute
Bronchiolitis. Webmed Central Pediatrics
2013;4(2): WMC003997
11. Narita M, Tanaka H. Two distinct patterns
of pleural effusions caused by Mycoplasma
pneumoniae infection. Pediatr Infect
Dis J 2004;23(11):1069. https://doi.
org/10.1097/01.inf.0000143655.11695.99