ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG VÙNG ĐẦU - MẶT - CỔ Ở TRẺ EM DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Abstract
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus – S. aureus) và đánh giá kết quả điều trị theo kháng sinh đồ ở các bệnh nhi điều trị nội trú tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 72 ca nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ do S. aureus, tuổi từ 01 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ có kết quả căn nguyên vi khuẩn là S. aureus: 64 bệnh nhân do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và 8 bệnh nhân do tụ cầu vàng nhạy với methicillin (MSSA). Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ dưới 24 tháng tuổi chiếm 81,9%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu bao gồm sốt (77,8%) kèm theo biểu hiện tại chỗ: sưng (100%), nóng (66,7%), đỏ (51,4%), chảy mủ (11,1%), chèn ép (16,7%), chảy mủ (11,1%) và có ngòi (9.7%). Vị trí tổn thương thường gặp nhất là vùng dưới hàm (30%), cổ bên (17%), mang tai (13%). Đặc điểm cận lâm sàng nổi bật là tăng số lượng bạch cầu 19,54 ± 4,83 (109/L), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, và chỉ số CRP tăng cao 58,15±26,33. Phương pháp điều trị bao gồm: nội khoa
kết hợp chọc hút mủ ở 48/72 bệnh nhân (66,7%), nội khoa kết hợp phẫu thuật rạch dẫn lưu mủ ở 16/72 bệnh nhân (22,2%) và chỉ điều trị nội khoa theo kháng sinh đồ cho 8/72 bệnh nhân (11.1%). Kháng sinh được lựa chọn theo kháng sinh đồ là Vancomycin cho nhóm căn nguyên MRSA và Oxacillin cho nhóm MSSA. Thời gian điều trị trung bình là 10,83 ± 2,90 ngày.
Kết luận: Tụ cầu vàng, đặc biệt là tụ cầu vàng kháng methicillin là căn nguyên thường gặp trong các nhiễm trùng phần mềm đầu mặt cổ trẻ em. Tỷ lệ nhiễm S. aureus tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó MRSA chiếm tỷ lệ lớn (88,9%). Kháng thuốc đối với nhóm MRSA là rất
cao, tuy nhiên 100% các trường hợp nhạy với Vancomycin.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Keywords
nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ, tụ cầu vàng-MRSA
References
trends in pediatric Staphylococcus aureus
head and neck infections. Arch Otolaryngol
Head Neck Surg 2009;135(1):14-16. https://
doi.org/10.1001/archoto.2008.511
2. Turner NA, Sharma-Kuinkel BK,
Maskarinec SA et al. Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus: an overview of basic
and clinical research. Nat Rev Microbiol
2019;17(4):203-218. https://doi.org/10.1038/
s41579-018-0147-4
3. Duggal P, Naseri I, Sobol SE. The increased
risk of community‐acquired methicillinresistant
Staphylococcus aureus neck
abscesses in young children. Laryngoscope
2011;121(1):51-55. https://doi.org/10.1002/
lary.21214
4. Bradford BD, Macias D, Liu YF et al. Utility of
nasal swab and age in detecting methicillinresistant
Staphylococcus aureus in pediatric
head and neck abscesses. Laryngoscope 2017;127(10):2407-2412. https://doi.
org/10.1002/lary.26535
5. Huang CM, Huang FL, Chien YL et al. Deep
neck infections in children. J Microbiol
Immunol Infect 2017;50(5):627-633. https://
doi.org/10.1016/j.jmii.2015.08.020
6. Cao Minh Nga. Các vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn huyết và đề kháng kháng sinh. Y
học thực hành thành phố Hồ Chí Minh.
2009;13(1).
7. Fitch MT, Manthey DE, McGinnis HD et al.
Abscess incision and drainage. N Engl J Med
2007;357(19): e20.
8. Stevens D L, Bisno A L, Chambers H F,
et al. Practice guidelines for the diagnosis
and management of skin and soft tissue
infections: 2014 update by the Infectious
Diseases Society of America. Clinical
infectious diseases. 2014; 59(2): e10-e52.
https://doi.org/10.1056/nejmvcm071319