PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CỤC BỘ KHÁNG THUỐC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Nam Thắng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Abstract

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và đặc điểm tổn thương não gây động kinh ở trẻ động kinh cục bộ kháng thuốc; phân tích hiệu quả sau phẫu thuật dựa trên hệ thống phân loại Engel.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 102 trẻ dưới 18 tuổi đã được phẫu thuật động kinh kháng thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2010 đến 2021 và được theo dõi ít nhất 1 năm sau mổ. Bệnh nhân được tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ tổn thương não gây động kinh theo đánh giá trước mổ, theo dõi điện não đồ video, chụp MRI và PET CT trong trường hợp cần thiết.
Kết quả: Một số đặc điểm lâm sàng: Nam chiếm tỉ lệ 52,4%, nữ chiếm tỉ lệ 47,6%. Độ tuổi trung bình lúc phẫu thuật: 82,8 tháng. Thời gian trung bình từ khởi phát cơn đến trước phẫu thuật: 51,4 tháng. Độ tuổi trung bình khởi phát động kinh: 33,7 tháng. Đặc điểm động kinh: động kinh cục bộ đơn giản chiếm 33%, động kinh cục bộ phức hợp chiếm 8,3%, cơn cục bộ kết hợp toàn thể hóa thứ phát chiếm 33% và động kinh toàn thể chiếm 25%. Nghiên cứu cho thấy 58,3 % trường hợp có bất thường EEG cùng bên với tổn thương não, 8,3% trường hợp có bất thường đối bên và 33,3% có bất thường ở cả hai bên. Về phương diện giải phẫu, động kinh thùy thái dương chiếm 58,3% động kinh ngoài thùy thái dương và động kinh liên quan nhiều thùy chiếm 41,6%. Về mô bệnh học, loạn sản vỏ não khu trú chiếm 41,6%, khối u giai đoạn sớm 25%,
xơ cứng hồi hải mã 8,3%, hội chứng Rasmussen 16,6 % và không điển hình: 8,3 %. Giai đoạn theo dõi sau phẫu thuật, 87 bệnh nhân (83,3%) không còn co giật, theo phân loại Engel’s class IA và IIA. Nhóm động kinh thùy thái dương có kết quả tốt nhất (71,4 % trường hợp có Engel class IA và 28,6% Engel class IIA).
Kết luận: Phẫu thuật động kinh là phương pháp hiệu quả trong điều trị động kinh cục bộ
kháng thuốc.

##plugins.themes.vojs.article.details##

References

1. Ninh Thị Ứng, Đặng Anh Tuấn. Một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Tạp chí
nghiên cứu y học 2008;4(57):299-304.
2. Pati S, Alexopoulos AV. Pharmacoresistant
epilepsy: From pathogenesis to current and
emerging therapies. Clevel Clin J of Med
2010;77(7):457-467. https://doi.org/10.3949/
ccjm.77a.09061
3. Berg AT, Kelly MM. Defining Intractability:
Comparisons among Published Definitions.
Epilepsia 2006;47(2):431-436. https://doi.
org/10.1111/j.1528-1167.2006.00440.x
4. Kwan P, Arzimanoglou A, Berg AT et
al. Definition of drug-resistant epilepsy:
Consensus proposal by the ad hoc Task Force
of the ILAE Commission on Therapeutic
Strategies. Epilepsia 2010;51(6):1069-
1077. https://doi.org/10.1111/j.1528-
1167.2009.02397.x
5. Wirrell E, Wong-Kisiel L, Mandrekar J
et al. Predictors and course of medically
intractable epilepsy in young children
presenting before 36 months of age: A
retrospective, population-based study.
Epilepsia 2012;53(9):1563-1569. https://doi.
org/10.1111/j.1528-1167.2012.03562.x
6. Arts WF, Brouwer OF, Peters AC et al. Course
and prognosis of childhood epilepsy: Fiveyear
follow-up of the Dutch study of epilepsy
in childhood. Brain 2004;127(Pt 8):1774-
1784. https://doi.org/10.1093/brain/awh200
7. Chassoux F, Landre E, Mellerio C et al.
Type II focal cortical dysplasia: Electroclinical
phenotype and surgical outcome related
to imaging. Epilepsia 2012;53(2):349-
358. https://doi.org/10.1111/j.1528-
1167.2011.03363.x
8. Terra-Bustamante VC, Fernandes RMF,
Inuzuka LM et al. Surgically amenable
epilepsies in children and adolescents:
clinical, imaging, electrophysiological, and
post-surgical outcome data. Childs Nerv Syst
2005;21(7): 546-551. https://doi.org/10.1007/
s00381-004-1106-0
9. Gupta A, Chirla A, Wyllie E et al. Pediatric
epilepsy surgery in focal lesions and
generalized electroencephalogram
abênh nhânormalities. Pediatr Neurol
2007;37(1):8-15. https://doi.org/10.1016/j.
pediatrneurol.2007.03.004
10. Wyllie E, Lachhwani DK, Gupta A et al.
Successful surgery for epilepsy due to early
brain lesions despite generalized EEG findings.
Neurology 2007; 69(4):389-397. https://doi.
org/10.1212/01.wnl.0000266386.55715.3f
11. Mizrahi EM, Kellaway P, Grossman RG
et al. Anterior temporal lobectomy and
medically refractory temporal lobe epilepsy
of childhood. Epilepsia 1990;31(3):302-312.
https://doi.org/10.1111/j.1528-1157.1990.
tb05380.x