DỊCH TỄ LÂM SÀNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP NẶNG DO NHIỄM VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tuấn Anh1, Phạm Văn Thắng1
1 Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) nặng có nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 83 bệnh nhân được chẩn đoán NKHHC nặng có nhiễm RSV tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 05/2020 đến 05/2021. Kết quả: Tuổi trung bình 3,3 ± 2,1 tháng, tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Đa số ca bệnh tập trung vào mùa thu đông (từ tháng 10 - 12). Bệnh nhân NKHHC nặng chiếm chủ yếu chiếm 72,3%. NKHHC rất nặng chiếm 27,7%. Các tình trạng suy chức năng sống nặng: suy hô hấp độ 3 chiếm 100%, suy tuần hoàn chiếm 31,3%,và suy đa tạng 34,9%. Thang điểm PRISM và PELOD tương đối cao. Hầu hết bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo SIRS 68,7%, tăng CRP và
procalcitonin 47% và 78,3%... Tỷ lệ trẻ sinh non cao (30,1%), tình trạng dị tật bẩm sinh kèm theo cao (40,9%), tình trạng bệnh nền cao (30,1%), tỷ lệ đồng nhiễm cao (53%). Đồng nhiễm vi khuẩn là yếu tố liên quan đến mức độ nặng của NKHHC nặng có nhiễm RSV (với p<0,05). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng nặng nề nhưng không đặc hiệu. Tỷ lệ trẻ sinh non, dị tật bẩm sinh, bệnh nền và tỷ lệ đồng nhiễm vi sinh vật cao. Đồng nhiễm vi khuẩn là yếu tố liên quan đến mức độ nặng của NKHHC nặng có nhiễm RSV.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. El Kholy AA, Mostafa NA, El-Sherbini SA, et al. Morbidity and outcome of severe respiratory syncytial virus infection. Pediatr Int. 2013;55(3):283-288. doi:10.1111/ped.12051.
2. Gupta P, Beam BW, Rettiganti M. Temporal Trends of Respiratory Syncytial Virus-Associated
Hospital and ICU Admissions Across the United States. Pediatr Crit Care Med. 2016;17(8):e343-
351. doi:10.1097/PCC.0000000000000850.
3. Kang J, Lee J, Kim Y, et al. Pediatric intensive care unit admission due to respiratory syncytial
virus: Retrospective multicenter study. Pediatr Int. 2019;61(7):688-696. doi:10.1111/ped.13893.
4. Thorburn K. Pre-existing disease is associated with a significantly higher risk of death
in severe respiratory syncytial virus infection. Arch Dis Child. 2009;94(2):99-103. doi:10.1136/
adc.2008.139188.
5. Nair H, Simões EA, Rudan I, et al. Global and regional burden of hospital admissions for severe acute lower respiratory infections in young children in 2010: a systematic analysis. Lancet. 2013;381(9875):1380-1390. doi:10.1016/S0140-6736(12)61901-1.
6. Tong ASW, Hon KL, Tsang YCK, et al. Paramyxovirus Infection: Mortality and Morbidity
in a Pediatric Intensive Care Unit. J Trop Pediatr. 2016;62(5):352-360. doi:10.1093/tropej/fmw016.
7. Pham H, Thompson J, Wurzel D, Duke T. Ten years of severe respiratory syncytial virus
infections in a tertiary paediatric intensive care unit. J Paediatr Child Health. 2020;56(1):61-67.
doi: 10.1111/jpc.14491.
8. Leung TF, Lam DSY, Miu TY, et al. Epidemiology and risk factors for severe respiratory syncytial virus infections requiring pediatric intensive care admission in Hong Kong children. Infection. 2014;42(2):343-350. doi:10.1007/s15010-013-0557-1..
9. Cebey-López M, Pardo-Seco J, Gómez-Carballa A, et al. Bacteremia in Children Hospitalized with Respiratory Syncytial Virus Infection. PLoS One. 2016;11(2):e0146599. doi:10.1371/journal.pone.0146599.