KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM CANDIDA MÁU Ở TRẺ ĐẺ NON DƯỚI 32 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh trên 45 trẻ sơ sinh đẻ non dưới 32 tuần tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 07/2019 đến tháng 07/2021. Kết quả nghiên cứu: 45 trẻ đẻ non với kết quả cấy máu dương tính với nấm Candida có tuổi thai trung bình 29 ± 1,9 tuần, cân nặng lúc sinh trung bình 1300 ± 466g. Các can thiệp được ghi nhận bao gồm thời gian điều trị tại Trung tâm Điều trị tích cực trên 7 ngày 84,4%, dùng kháng sinh nhóm cefalosporin thế hệ 3 hoặc nhóm carbapenem 91,1%, đặt catheter 71,1%, tiểu cầu thấp 75,5%. Chủng nấm Candida albicans và Candida parapsilosis vẫn là hai nguyên nhân hàng đầu chiếm hơn 60% tiếp theo là các chủng Candida tropicalis, Candida pelliculosa, Candida krusei và Candida guillerrmondii, hầu hết các chủng nấm Candida đều nhạy cảm với các thuốc kháng nấm. Thời gian nằm viện trung bình 30 ±22,7 ngày thời gian điều trị thuốc chống nấm 20,14 ± 10,6 ngày, thời gian cấy nấm âm tính sau 8 ± 8,6 ngày. Tỷ lệ tử vong do nhiễm nấm Candida xâm lấn 26,67%. Kết luận: Nhiễm nấm Candida xâm lấn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ đẻ non. Fluconazole và amphotericin B vẫn là các thuốc chủ đạo trong điều trị nhiễm trùng do nấm, tuy nhiên đã có hiện tượng kháng thuốc và phải điều trị bằng những nhóm thuốc kháng nấm mới như caspofungin
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida, trẻ đẻ non dưới 32 tuần.
Tài liệu tham khảo
Hum Dev, 88(Suppl 2), S6-S10.
2. León C., Ruiz-Santana S., Saavedra P. và cộng sự. (2006). A bedside scoring system (“Candida score”) for early antifungal treatment in nonneutropenic critically ill patients with Candida colonization. Crit Care Med, 34(3), 730-737.
3. Kelly M.S., Benjamin D.K., và Smith P.B. (2015). The Epidemiology and Diagnosis of
Invasive Candidiasis Among Premature Infants. Clin Perinatol, 42(1), 105-117.
4. Benedict K., Roy M., Kabbani S. và cộng sự. (2018). Neonatal and Pediatric Candidemia:
Results From Population-Based Active Laboratory Surveillance in Four US Locations, 2009-2015. J Pediatric Infect Dis Soc, 7(3), e78-e85.
5. Lausch K.R., Schultz Dungu K.H., Callesen M.T. và cộng sự. (2019). Pediatric Candidemia
Epidemiology and Morbidities: A Nationwide Cohort. Pediatr Infect Dis J, 38(5), 464-469.
6. Montagna M.T., Lovero G., De Giglio O. và cộng sự. (2010). Invasive fungal infections in
neonatal intensive care units of Southern Italy: a multicentre regional active surveillance (AURORA project). J Prev Med Hyg, 51(3), 125-130.
7. Barton M., O’Brien K., Robinson J.L. và cộng sự. (2014). Invasive candidiasis in low birth weight
preterm infants: risk factors, clinical course and outcome in a prospective multicenter study of
cases and their matched controls. BMC Infect Dis, 14, 327.
8. Saiman L., Ludington E., Pfaller M. và cộng sự. (2000). Risk factors for candidemia
in Neonatal Intensive Care Unit patients. The National Epidemiology of Mycosis Survey study
group. Pediatr Infect Dis J, 19(4), 319-324.
9. Thái Bằng Giang (2018). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu
quả điều trị dự phòng bằng fluconazole trên trẻ đẻ non. https://sdh.hmu.edu.vn/news/cID628-
dac-diem-dich-te-hoc-lam-sang-nhiem-namo-tre-so-sinh-va-hieu-qua-dieu-tri-du-hongbang-
fluconazole-tren-tre-de-non-ngay-congbo-19052021.html>, accessed: 04/09/2021.
10. Xia H., Wu H., Xia S. và cộng sự. (2014). Invasive Candidiasis in preterm neonates in
China: a retrospective study from 11 NICUS during 2009-2011. Pediatr Infect Dis J, 33(1), 106-
109.
11. Fu J., Ding Y., Wei B. và cộng sự. (2017). Epidemiology of Candida albicans and non-C.
albicans of neonatal candidemia at a tertiary care hospital in western China. BMC Infect Dis, 17, 329.
12. Ben-Ami R., Weinberger M., Orni-Wasserlauff R. và cộng sự. (2008). Time to Blood
Culture Positivity as a Marker for Catheter-Related Candidemia. J Clin Microbiol, 46(7), 2222-2226.
13. Ferreira E.G., Yatsuda F., Pini M. và cộng sự. (2019). Implications of the presence of yeasts
in tracheobronchial secretions of critically ill intubated patients. EXCLI J, 18, 801-811.
14. Pultz N.J., Stiefel U., Ghannoum M. và cộng sự. Effect of Parenteral Antibiotic Administration
on Establishment of Intestinal Colonization by Candida glabrata in Adult Mice. 3.
15. Oeser C., Vergnano S., Naidoo R. và cộng sự. (2014). Neonatal invasive fungal infection in England 2004-2010. Clin Microbiol Infect, 20(9), 936-941.
16. Benjamin D.K., DeLong E., Cotten C.M. và cộng sự. (2004). Mortality following blood
culture in premature infants: increased with Gram-negative bacteremia and candidemia, but
not Gram-positive bacteremia. J Perinatol, 24(3), 175-180.