HIỆU QUẢ TỪ CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TỚI KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ KIỂM SOÁT HEN CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2023

Thị Thảo Bùi1, Hải Anh Nguyễn2, Văn Đĩnh Nguyễn1,3,4
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học VinUniversity
4 Đại học Pennsylvania State University

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Hen phế quản là bệnh lý mạn tính phổ biến, chiếm tới 9,8% dân số thế giới. Giáo dục sức khỏe nhằm cải thiện nhận thức người bệnh về hen phế quản bao gồm: cách dùng bình xịt hít, tuân thủ điều trị, tránh dị nguyên … đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị hen.


Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 117 bệnh nhân hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city năm 2023 nhằm mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát hen sau tư vấn giáo dục sức khỏe.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sau can thiệp giáo dục sức khỏe 2-4 tuần, điểm trung bình về kiến thức đối với bệnh hen tăng từ 10,67± 4,16 điểm lên 18 ± 3 điểm (p < 0,001), điểm thái độ của người bệnh trong kiểm soát hen phế quản tăng từ 15,13 ± 2,97 điểm lên 18,45±1,7 điểm (p < 0,001), điểm nhận thức của người bệnh về khả năng tự xử trí hen phế quản cũng cải thiện đáng kể từ 2,96 ± 1,59 lên 6,08 ± 0,94 (p <0,01).


Kết luận: Giáo dục sức khỏe tại bệnh viện giúp người bệnh nâng cao về cả kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến bệnh hen phế quản.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huyền Trang. Kiến thức và thực hành về dự phòng hen phế quản của người chăm sóc trẻ mắc hen tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội 2016.
2. Nguyễn Văn Thọ. Áp dụng chiến lược toàn cầu về hen (GINA) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) tại tuyến quận - huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí y học 2010;14(1):134-135.
3. Nguyễn Thị Thanh Hòa. Phân tích hiệu quả can thiệp của dược sĩ lên vấn đề tự quản lý hen của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, luận văn thạc sĩ dược học 2021.
4. Global Initiative for Asthma, Global Strategy for Asthma management and prevention. 2020. p. 20, 21, 24, 25, 48, 79, 89.
5. Isa NAM, Cheng CL, Nasir NH et al. Asthma control and asthma treatment adherence in primary care: results from the prospective, multicentre, non-interventional, observational cohort ASCOPE study in Malaysia. Med J Malaysia 2020;75(4):331-337.
6. Phan Thu Phương, Trịnh Thị Ngọc. Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh hen phế quản của bệnh nhân mắc hen phế quản. Tạp Chí Y học dự phòng 2015;XXV(4):157-162.
7. Prabhakaran L, Lim GH, Abisheganaden J et al. Impact of an Asthma Education Programme on Patients Knowledge, Inhaler Technique and Compliance to Treatment. Singapore Medical Journal 2006;47(3):225-231
8. Song P, Adeloye D, Salim H et al. Global, regional, and national prevalence of asthma in 2019: a systematic analysis and modelling study. J Glob Health 2022;12:04052. https://doi.org/10.7189/jogh.12.04052.