SO SÁNH GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ HỒNG CẦU TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRẺ EM

Nguyễn Văn Tuy1, Đặng Thị Tâm2, Nguyễn Xuân Hùng Anh3, Nguyễn Thị Kim Hoa2, Châu Văn Hà2
1 1Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược, Đại học Huế 2Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế
2 Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế
3 Sinh viên, Đại học Y Dược, Đại học Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo WHO 2011, trên toàn cầu có trên 2 tỷ người thiếu máu trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm hơn 50%. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các chỉ số hồng cầu để phân biệt thiếu máu thiếu sắt và thalassemia. Chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu: so sánh giá trị dự báo của một số chỉ số hồng cầu và tìm ra chỉ số tối ưu kèm điểm cắt thích hợp nhất trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trẻ em.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở trẻ có thiếu máu hồng cầu nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Sử dụng đường cong ROC để tính diện tích dưới đường cong và điểm cắt thích hợp nhất.
Kết quả: Qua nghiên cứu trên 132 trẻ thiếu máu hồng cầu nhỏ, trong đó có 35,6% trẻ thiếu máu thiếu sắt. Những bệnh nhân có RBC càng thấp, RDW càng cao có nguy cơ cao mắc thiếu máu thiếu sắt. Các chỉ số MI, E&F có giá trị chẩn đoán ở mức có thể chấp nhận được, trong khi đó RDW, G&K, RDWI và RI có giá trị chẩn đoán tốt.
Kết luận: Các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có hồng cầu nhỏ là số lượng hồng cầu và dải phân bố hồng cầu. Qua nghiên cứu của chúng tôi, trong các chỉ số hồng cầu để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt thì chỉ số G&K với điểm cắt là 73 là chỉ số tốt nhất trong tầm soát thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. The global
prevalence of anaemia in 2011. Geneva
Switzerland WHO. 2011;126(11):5409-5427.
2. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Anh Huấn, Trần
Ngọc Kim Anh và cộng sự. Toán đồ chẩn
đoán thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có hồng
cầu nhỏ. Y học Việt Nam 2020;496(Tháng 11
- số đặc biệt - 2020):501-508.
3. Bộ Y tế. Thiếu máu thiếu sắt. Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường
gặp ở trẻ em. Hà Nội: Ban hành kèm theo
Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015
của Bộ trưởng Bộ Y tế; 2015:539-542.
4. Beyan C, Kaptan K, Ifran A. Predictive
value of discrimination indices in differential
diagnosis of iron deficiency anemia and
beta-thalassemia trait. European Journal of
Haematology 2007;78(6):524-526. https://
doi.org/10.1111/j.1600-0609.2007.00853.x
5. Phạm Ngọc Dũng, Huỳnh Nghĩa. Ứng dụng
các chỉ số hồng cầu và công thức trong
tầm soát bệnh lý huyết sắc tố thể ấn tại
Bệnh viện An Giang. Y học TP Hồ Chí Minh
2011;15(4):553-60.5
6. Kumar A, Saha D, Kini J et al. The role
of discriminant functions in screening
beta thalassemia trait and iron deficiency
anemia among laboratory samples. J Lab
Physicians 2017;9(3):195-201. https://doi.
org/10.4103/0974-2727.208256