KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ HỘI CHỨNG THẬN HƯ KHÁNG CORTICOSTEROID TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hội chứng thận hư kháng corticosteroid tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37 trẻ hội chứng thận hư kháng thuốc điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh theo dõi dọc trong 12 tháng từ 1/2021 - tháng 12/2021.
Kết quả: có 37 trẻ hội chứng thận hư kháng thuốc được đưa vào phân tích, 73% trẻ trai, 27% trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ là 2,7/1, tuổi trung bình 10,1±3,3, 54,1% thể đơn thuần, 94,6% hội chứng thận hư tiên phát. Sau điều trị sau 6 tháng và 12 tháng cho thấy: mức độ phù giảm dần theo thời gian, sau 12 tháng không còn phù mức độ nặng, chỉ còn 2,7% phù nhẹ, 5,4% phù vừa. Xét nghiệm máu có bạch cầu; urea máu; creatinin máu, cholesterol máu giảm dần về mức bình qua
thời gian điều trị, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), kết quả điều trị chung có 56,8% có kết quả điều trị tốt. Một số biến chứng gặp ở nhóm nghiên cứu chủ yếu xuất hiện hội chứng Cushing đơn thuần hoặc phối hợp (29,7%), lông tóc rậm (18,9%). Hội chứng thận hư kháng thuốc tiên phát, thứ phát, nhóm tuổi của trẻ là yếu tố liên quan độc lập với kết quả điều trị (p<0,05).
Kết luận: hội chứng thận hư kháng corticosteroid điều trị khó khăn với 56,8% trẻ có kết quả điều trị tốt sau một năm theo dõi; hội chứng thận hư tiên phát, hội chứng thận hư thứ phát và nhóm tuổi là yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Hội chứng thận hư, hội chứng thận hư tiên phát, trẻ em, kháng corticoid
Tài liệu tham khảo
số bệnh thường gặp ở trẻ em. Quyết định số
3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
một số bệnh về thận-tiết niệu. Quyết định số
3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015.
3. Phạm Văn Đếm, Nguyễn Thu Hương,
Nguyễn Thị Quỳnh Hương và cộng sự. Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều
trị hội chứng thận hư kháng thuốc steroid tại
khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung
ương. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học
Y Dược 2016;1(32),41-46.
4. Liu ID, Willis NS, Craig JC et al. Interventions
for idiopathic steroid-resistant nephrotic
syndrome in children. Cochrane Database
Syst Rev 2019;(11):111. https://doi.
org/10.1002/14651858.CD003594.pub6
5. Nguyễn Bùi Bình. Đánh giá kết quả điều
trị hội chứng thận hư tiên phát thể phụ
thuộc và kháng steroid ở trẻ em bằng
cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp với
prednisolon. Trường Đại học Y Dược Hải
Phòng, Luận án Tiến sĩ Y học 2020.
6. Lê Thỵ Phương Anh, Trần Thanh Tùng,
Hoàng Thị Thủy Yên và cộng sự . Thay đổi
lipid máu ở hội chứng thận hư trẻ em theo
mức độ đáp ứng với liệu pháp steroid. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2019;4(Phụ bản tập
23):104-109.
7. Nguyễn Bách, Nguyễn Minh Hiển. Đánh giá
hiệu quả ngắn hạn điều trị hội chứng thận
hư kháng corticoid bằng Cyclosporine A. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2019;3(Phụ bản tập
23);36-41.
8. Hồ Thị Bích Ngọc, Vũ Huy Trụ. Rối loạn lipid
máu trên bệnh nhi mắc hội chứng thận hư
kháng steroid. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
2016;1(20):76-80.
9. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thùy Liên
và cộng sự. Kết quả điều trị trẻ mắc hội chứng
thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid bằng
Cyclosporin A tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược
2018;1(34):107-113.
10. Dương Thị Thanh Bình, Nguyễn Thu
Hương, Trương Mạnh Tú và cộng sự. Tỷ
lệ hội chứng Cushing và khảo sát nồng độ
Cortisol máu trên bệnh nhân hội chứng thận
hư kháng Corticosteroid. Tạp chí Nghiên cứu
và Thực hành Nhi khoa 2020;4(3):1-7.
11. Nguyễn Đức Quang, Vũ Huy Trụ, Thân Thị
Thúy Hiền và cộng sự. Hội chứng thận hư
nguyên phát kháng steroid ở trẻ em: theo dõi
lâu dài và các yếu tố nguy cơ của bệnh thận
giai đoạn cuối. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
2019;4(Phụ bản tập 23):27-34.
12. Ali SH, Ali AM, Najim AH. The predictive
factors for relapses in children with steroidsensitive
nephrotic syndrome. Saudi J Kidney
Dis Transpl 2016;27(1):67-72. https://doi.
org/10.4103/1319-2442.174075
13. Guy M, Borzomato JK, Newall RG et al.
Protein and albumin-to-creatinine ratios
in random urines accurately predict 24 h
protein and albumin loss in patients with
kidney disease. Ann Clin Biochem 2009;46(Pt
6):468-476. https://doi.org/10.1258/
acb.2009.009001