ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHI NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP TỈNH LÀO CAI NĂM 2020 - 2022

Phùng Thị Bích Thủy1, Vũ Thị Tâm1, Nguyễn Thị Thanh Phúc1, Đỗ Thu Hường1, Quách Thị Hoa1, Nguyễn Văn Khiêm1, Đỗ Ngọc Tăng2, Dương Thái Hiệp2, Hoàng Thị Nguyệt3, Trần Hoàng Kiên3, Phạm Thu Hiền1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Sở Y tế Lào Cai
3 Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em Lào Cai.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 92 hồ sơ hồi cứu và 369 mẫu tiến cứu trẻ em Lào Cai có nhiễm trùng hô hấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai và 8 Trung tâm Y tế huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Các bệnh nhi có độ tuổi dưới 16 tuổi mắc viêm phổi, thời gian từ tháng 1/2020 đến 12/2021, với các triệu chứng được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn của BYT và WHO.
Kết quả: Nhiễm trùng hô hấp gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, chủ yếu ở độ tuổi dưới 2 tuổi (>78%) với 96,74% ở nhóm hồi cứu và 79,95% ở nhóm tiến cứu. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở nhóm hồi cứu thực hiện bằng kỹ thuật nuôi cấy chỉ phát hiện được 7/92 trường hợp, ở nghiên cứu tiến cứu thực hiện bằng kỹ thuật realtime PCR đa mồi phát hiện 127/369 (34,42%). Trong đó, S. pneumonia chiếm tỉ lệ cao nhất 59/369 chiếm 15,99%, tiếp theo là H. influenza 41/396 chiếm 11,11%, trường hơp đồng nhiễm giữa H. influenza, S. pneumonia thấy ở 26 trường hợp chiếm
7,05%. Triệu chứng lâm sàng ho gặp chủ yếu với 88,04% ở nhóm hồi cứu và 95,93% ở nhóm tiến cứu, bên cạnh đó triệu chứng về nhịp thở nhanh với 96,74% ở nhóm hồi cứu và 99,19% ở nhóm tiến cứu. Ở nhóm tiến cứu còn thấy các triệu chứng về khò khè, ran rít và ran ẩm chiếm tới gần 90%. Biện pháp điều trị chủ yếu là kháng sinh.
Kết luận: Nhiễm trùng hô hấp là bệnh hay gặp với triệu chứng lâm sàng đa dạng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Lào Cai. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu là S. pneumonia và H. influenza, ứng dụng kỹ thuật realtime PCR đa mồi có thể phát hiện được nhiều tác nhân cùng lúc có ý nghĩa sàng lọc sớm và hỗ trợ trong điều trị. Khai thác một số thông tin liên quan tiền sử của trẻ giúp chẩn đoán và điều trị, cần được quan tâm cải thiện.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thu Hiền, Đào Minh Tuấn, Đỗ Thị
Hậu, Nguyễn Phong Lan, Trần Quang
Bình, Phan Lê Thanh Hương. Căn nguyên
viêm phổi ở trẻ em trên một tuổi điều trị tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí y học dự
phòng 2014;8(157):65-70.
2. Nguyễn Phan Lương. Nghiên cứu một số
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng
tiêu chảy cấp do vi khuẩn ở trẻ em điều trị tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn thạc sỹ,
Đại học Y Dược Hải Phòng 2018.
3. Zhou JJ, Fu J, Fang DY et al. Molecular
characterization of the surface glycoprotein
genes of an H5N1 influenza virus isolated
from a human in Guangdong, China. Arch
Virol 2007;152(8):1515-1521. https://doi.
org/10.1007/s00705-007-0985-2
4. Malik Peiris JS. Avian influenza viruses in
humans. Rev Sci Tech 2009;28(1):161-173.
https://doi.org/10.20506/rst.28.1.1871
5. Đào Minh Tuấn. Nghiên cứu các căn nguyên
gây viêm phổi trẻ em và tính kháng kháng
sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trẻ em từ
1 tháng đến 15 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam
2013;411(2):14-16.
6. Phạm Văn Hòa. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ
học lâm sàng và tính kháng kháng sinh của
viêm phổi do vi khuẩn H. influenzaeở trẻ em.
Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội 2017.
7. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng.
Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi
cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu y học, Y học thành phố Hồ Chí Minh
2014;18(1):294-298
8. Hồ Sỹ Công. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai.
Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Đại học Y
Hà Nội 2011.
9. Vũ Thị Tâm, Phùng Thị Bích Thủy, Đỗ Thu
Hường, Quách Thị Hoa,Nguyễn Quốc
Tiến, Nguyễn Quang Tự, Chu Thị Thu
Hoài,Nguyễn Thành Chung, Bùi Thị Hằng,
Phạm Thu Hiền. Một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
tại Hòa Bình năm 2020-2021 Tạp chí Nghiên
cứu và Thực hành Nhi khoa 2021;5(4):43-52