ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỒI SỨC SAU GHÉP THẬN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đặng Ánh Dương1, Nguyễn Đức Thường1, Phạm Hồng Sơn1, Nguyễn Văn Thuận1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mở đầu: Phẫu thuật ghép thận trong các năm gần đây có xu hướng gia tăng, nhiều biến chứng có thể xảy ra sau ghép. Giai đoạn hồi sức sau ghép đóng vai trò lớn góp phần giảm biến chứng và nâng cao chất lượng điều trị.
Mục tiêu: mô tả diễn biến lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá các biến chứng sớm sau giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật ghép thận.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành tại Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa Bệnh viện Nhi Trung ương. Dữ liệu và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sau ghép thận được thu thập từ tháng 1/2014 đến 4/2022.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 33 bệnh nhân với tuổi trung bình là 11,1 ± 3,3 tuổi trong đó 70% bệnh nhân là nam, cân nặng trung bình là 28 ± 10 kg. Thời gian thở máy trung vị là 6,1 giờ (IQR 4,0 – 12,3). 53,3% bệnh nhân cần sử dụng thuốc vận mạch/tăng co bóp cơ tim. Tăng huyết áp gặp trên 22 bệnh nhân (73,3%) trong số đó 19/22 cần dùng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch. Đa niệu xuất hiện ngay sau mổ và giảm dần sau mổ, nồng độ ure và creatinine về bình thường sau 3 ngày. 9 bệnh nhân (30%) ghi nhận biến chứng trong giai đoạn hồi sức trong đó chảy máu sau mổ hay gặp nhất (4/33 bệnh nhân) sau đó là nhiễm khuẩn tiết niệu (3/33 bệnh nhân). Biến chứng chậm chức năng khối ghép và hẹp động mạch thận gặp ở 1 bệnh nhân (1/33 bệnh nhân).
Kết luận: Phẫu thuật ghép thận ở trẻ em trong giai đoạn sớm sau mổ có tỷ lệ biến chứng cao. Theo dõi lâm sàng liên tục là cần thiết để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng này.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Dobrowolski LC, van Huis M, van der Lee
JH et al. Epidemiology and management
of hypertension in paediatric and young
adult kidney transplant recipients in The
Netherlands. Nephrol Dial Transplant
2016;31(11):1947-1956. https://doi.
org/10.1093/ndt/gfw225
2. Charnaya O, Moudgil A. Hypertension in the
Pediatric Kidney Transplant Recipient. Front
Pediatr 2017;5:86. https://doi.org/10.3389/
fped.2017.00086
3. Fernandes MHC, Schricker T, Magder S
et al. Perioperative fluid management in
kidney transplantation: a black box. Crit
Care 2018;22(1):14. https://doi.org/10.1186/
s13054-017-1928-2
4. Nguyễn Minh Tuấn. Nghiên cứu đặc điểm
giải phẫu và kỹ thuật xử lý các bất thường
mạch máu ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Tiến sỹ Y
học. Trường Đại học Y Hà Nội 2020.
5. Beetz O, Weigle CA, Nogly R et al.
Surgical complications in pediatric kidney
transplantation—Incidence, risk factors,
and effects on graft survival: A retrospective
single‐center study. Pediatr Transplant
2021;25(2):e13871. https://doi.org/10.1111/
petr.13871
6. Kim JK, Lorenzo AJ, Farhat WA et al.
Assessment of perioperative surgical
complications in pediatric kidney
transplantation: A comparison of preemptive
and post-dialysis recipients. Clin
Transplant. 2018;32(12):e13421. https://doi.
org/10.1111/ctr.13421
7. Phạm Văn Bùi. Biến chứng ngoại khoa sau
ghép thận. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh. Tập 14 số 2, năm 2010.
8. Ghirardo G, De Franceschi M, Vidal E et al.
Transplant renal artery stenosis in children:
risk factors and outcome after endovascular
treatment. Pediatr Nephrol 2014;29(3):461-
467. https://doi.org/10.1007/s00467-013-
2681-7
9. Fontaine E, Barthelemy Y, Gagnadoux MF
et al. [A review of 72 renal artery stenoses
in a series of 715 kidney transplantations in
children]. Prog Urol 1994;4(2):193–205.
10. Decruyenaere P, Decruyenaere A, Peeters
P et al. A Single-Center Comparison of 22
Competing Definitions of Delayed Graft
Function After Kidney Transplantation. Ann
Transplant 2016;21:152-159. https://doi.
org/10.12659/aot.896117