ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÚM A CÓ ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN TẠI TRUNG TÂM QUỐC TẾ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn trong nhiễm khuẩn hô hấp do cúm A ở trẻ em tại Trung tâm Quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do cúm A được xác định bằng test nhanh điều trị tại Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương và được cấy dịch tỵ hầu (DTH) khi nhập viện từ 01/12/2020 đến 30/11/2022.
Kết quả: Trong số 243 bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh Nam/Nữ là 1,5/1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiếm 93,4%. Tỷ lệ nhập viện vì viêm phế quản là 42,4%, viêm phổi là 25,1%. Số lượng bạch cầu >10.000/mm3 là 61,3%, nồng độ CRP tăng > 6 mg/l là 60,0%, hình ảnh X-quang dày thành phế quản hay gặp nhất 69,9%. Tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn bằng phương pháp cấy dịch tỵ hầu chiếm 43,2%, trong đó hay gặp là Haemophilus influenza (68,6%), Moraxella catarrhalis (19,0%), Streptococcus pneumonia (11,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giữa 2 nhóm đồng nhiễm và không đồng nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ cấy dương tính cao hơn ở trẻ có tổn thương nhiều vị trí trên đường hô hấp. Và nhóm cấy DTH dương tính có thời gian nằm viện dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cấy DTH âm tính.
Kết luận: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do cúm A thường gặp trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng đồng nhiễm vi khuẩn là cao và hay gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenza. Thời gian nằm viện ở nhóm cấy DTH dương tính dài hơn nhóm cấy DTH âm tính.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Đồng nhiễm vi khuẩn, cúm A, Bệnh viện Nhi Trung ương, Co-bacterial, influenza A, Vietnam National Children’s Hospital
Tài liệu tham khảo
2. McCullers JA. The co-pathogenesis of influenza viruses with bacteria in the lung. Nat Rev Microbiol 2014;12(4):252-262. https://doi.org/10.1038/nrmicro3231
3. Bakaletz LO. Viral–bacterial co-infections in the respiratory tract. Current Opinion in Microbiology 2017;35:30-35. https://doi.org/10.1016/j.mib.2016.11.003
4. Quyết định 2762/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phòng lây nhiễm cúm A H1N1. Accessed February 17, 2024. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2762-QD-BYT-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phong-lay-nhiem-cum-A-H1N1-92439.
5.Vũ Duy Dũng. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, lâm sàng và cận lâm sàng của cúm A/ H1N1 ở trẻ em tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương năm 2009.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Hà Nôi. 2010.
6. Jain S, Kamimoto L, Bramley AM et al. Hospitalized Patients with 2009 H1N1 Influenza in the United States, April–June 2009. N Engl J Med 2009;361(20):1935-1944. http://dx.doi.org/10.1056/NEJMoa0906695
7. Long SS, Pickering LK, Prober CG. Principles and Practice of Pediatric Infectious Disease. Elsevier Health Sciences; 2012:1130 -1138.
8. Hui DS, Lee N, Chan PKS. Clinical Management of Pandemic 2009 Influenza A(H1N1) Infection. Chest 2010;137(4):916-925. https://doi.org/10.1378/chest.09-2344
9. Brealey JC, Sly PD, Young PR et al. Viral bacterial co-infection of the respiratory tract during early childhood. FEMS Microbiology Letters 2015;362(10):fnv062. https://doi.org/10.1093/femsle/fnv062
10.Rice TW, Rubinson L, Uyeki TM et al. Critical illness from 2009 pandemic influenza A virus and bacterial coinfection in the United States. Crit Care Med 2012;40(5):1487-1498. https://doi.org/10.1097/ccm.0b013e3182416f23