XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA THEO DÕI TÁI KHÁM TRẺ SINH NON

Lê Nguyễn Nhật Trung

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Cứ 10 trẻ sơ sinh thì có một trẻ sinh non khi tuổi thai < 37 tuần. Sinh non và các biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Các tình trạng khác xảy ra quanh thời điểm sinh, như bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy, xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sinh non, hậu quả dự hậu gánh nặng lớn về bệnh tật phát triển thần kinh.  Những tiến bộ trong các biện pháp can thiệp lúc sinh và sau sinh đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nói chung, bên cạnh đó cải thiện khả năng sống sót của trẻ sơ sinh cực non và trẻ sinh non muộn và đủ tháng kèm mắc bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy. Tuy nhiên, việc xác định sớm bệnh tật phát triển thần kinh ở những trẻ xuất viện từ các đơn vị hồi sức sơ sinh vẫn là ưu tiên hàng đầu [12]


Trong phát ngôn chính sách “Xuất viện trẻ sơ sinh có nguy cơ cao” (được tái khẳng định năm 2018), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng các bác sĩ nhi khoa chăm sóc ban đầu nên theo dõi sự phát triển lâu dài của trẻ sơ sinh có nguy cơ cao và đồng hành hợp tác với các phòng khám đa khoa như các lựa chọn theo dõi toàn diện cho những trẻ sinh non sau xuất viện, để được chăm sóc bởi nhiều chuyên khoa. Ngoài ra việc theo dõi sức khỏe lâu dài, cùng với Chương Trình Giám Sát Nhi Khoa Phát Triển [13], cũng giúp bác sĩ nhi tổng quát và gia đình phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các rối loạn phát triển khác như: chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và giao tiếp xã hội, rối loạn học tập, tăng động giảm chú ý…là những vấn đề thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sinh non [12]

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Jane Stewart. Care of the neonatal intensive care unit graduate, UpToDate 2024.
2. Jane Stewart, Anne Snow-Gallagher, Jonathan S. Litt. Follow-up Care of Very Preterm and Very Low Birth Weight Infants, Cloherty and Stark’s Manual of Neonatal Care 9th edition 2023.
3. Ravi M. Patel and Cassandra D. Josephson. Anemia, Cloherty and Stark’s Manual of Neonatal Care 9th edition 2023
4. Sarah N. Taylor. Osteopenia (Metabolic Bone Disease) of Prematurity, Cloherty and Stark’s Manual of Neonatal Care 9th edition 2023
5. Osteopenia of Prematurity (Metabolic Bone Disease), Gomella’s Neonatology – 8th edition, 2020
6. Follow-Up of High-Risk Infants, Gomella’s Neonatology – 8th edition, 2020
7. Goldstein RF, Malcolm WF. Care of the Neonatal Intensive Care Unit Graduate after Discharge. Pediatr Clin N Am 2019;66(2):489-508. https://doi.org/10.1016/j.pcl.2018.12.014
8. NNF Clinical Practice Guidelines, Follow up of High Risk Newborns
9. Vincent C Smith, Jane Stewart. Discharge planning for high-risk newborns, UpToDate 2024
10. Deanne Wilson-Costello, Allison Payne. Long-term neurodevelopmental impairment in infants born preterm: Risk assessment, follow-up care, and early intervention, UpToDate 2024.
11. MedImmune (2012), Toolkit was created by MedImmune in collaboration with the National Initiative for Children’s Healthcare Quality (NICHQ)
12. Davis BE, Leppert MO, German K et al. Primary Care Framework to Monitor Preterm Infants for Neurodevelopmental Outcomes in Early Childhood. Pediatrics 2023;152(1):e2023062511. https://doi.org/10.1542/peds.2023-062511
13. Lipkin PH, Macias MM. Promoting Optimal Development: Identifying Infants and Young Children with Developmental Disorders Through Developmental Surveillance and Screening. Pediatrics 2020;145(1):e20193449. https://doi.org/10.1542/peds.2019-3449
14. American Academy of Pediatrics. Guidelines for Health Supervision of Infants, Children, and Adolescents, Bright Future 4th Ed 2017.