TĂNG BẬC VÀ GIẢM BẬC TRONG ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY TỰ PHÁT MẠN TÍNH

Nguyễn Như Nguyệt, Chu Chí Hiếu, Vũ Thị Hằng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mày đay tự phát mạn tính là tình trạng đặc trưng bởi tiến triển của các sẩn phù hoặc phù mạch hoặc bao gồm cả hai kéo dài trên 6 tuần mà không có lý do rõ ràng. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào và bất cứ vị trí nào của cơ thể. Bệnh khó điều trị và đặt ra thách thức lớn cho cả bệnh nhân và bác sỹ. Mục tiêu điều trị mày đay tự phát mạn tính là điều trị cho đến khi khỏi bệnh, càng hiệu quả và càng an toàn càng tốt. Việc tăng bậc hay giảm bậc điều trị cần tuân theo nguyên tắc Đánh giá – Hành động - Điều chỉnh – Đánh giá lại. Chưa có các dấu hiệu sinh học để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh, mức độ kiểm soát bệnh cũng như đánh giá sự thuyên giảm tính tự phát của bệnh, việc đánh giá này đều dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các thang điểm do bệnh nhân tự đánh giá. Cho đến nay, hầu hết các hướng dẫn điều trị mày đay mạn tính đều chỉ hướng dẫn cách tăng bậc điều trị mà chưa có hướng dẫn nào đề cập đến cách giảm bậc và thời điểm giảm bậc hoặc ngừng điều trị. Khuyến cáo theo kinh nghiệm của các chuyên gia, giảm bậc điều trị nên giảm liều từ từ rồi dừng hẳn thay vì dừng đột ngột.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

[1] Julia Fricke et al, "Prevalence of chronic urticaria in children and adults across the globe: Systematic review with meta‐analysis," Allergy, vol. 75, pp. 423-432, 2020.
[2] Pavel Kolkhir et al, "Urticaria," Nature Reviews, vol. 8:61, 2022.
[3] Maurer M, et al, "The burden of chronic spontaneous urticaria is substantial: Real-world evidence from ASSURE-CSU," Allergy, vol. 72(12), pp. 2005-16, 2017.
[4] Dorothea Terhorst Molawi et al, "Stepping Down Treatment in Chronic Spontaneous Urticaria: What We Know and What We Don’t Know," American Journal of Clinical Dermatology, vol. 24, pp. 397-404, 2023.
[5] Saini SS, Kaplan AP, "Chronic Spontaneous Urticaria: The Devil’s Itch," J Allergy Clin Immunol Pract, vol. 6(4), p. 1097–106, 2018.
[6] Giménez-Arnau AM, Salman A, "Targeted Therapy for Chronıc Spontaneous Urtıcarıa: Ratıonale and Recent Progress," Drugs, vol. 80(16), p. 1617–34, 2020.
[7] Hải, N. D. ., Hưng, N. T. ., & Diệp, L. N., "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mày đay mạn tính tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh," Tạp Chí Y học Cộng đồng, vol. 64(5), 2023.
[8] Torsten Zuberbier et al, "The international EAACI/GA²LEN/EuroGuiDerm/APAAACI guideline for the definition, classification, diagnosis, and management of urticaria," Allergy, vol. 77, pp. 734-766, 2022.
[9] Doña, I. et al, "Progress in understanding hypersensitivity reactions to nonsteroidal anti-inflammatory drugs," Allergy, vol. 75, pp. 561-575, 2020.
[10] Lê Thị Kiều Nhi, Trần Quốc Khánh, Nguyễn Sơn Tùng, Phạm Lê Duy, "Đặc điểm cân lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh," Y Học TP. Hồ Chí Minh, vol. 26(1), 2022.
[11] "Experience-based advice on stepping up and stepping down the therapeutic management of chronic spontaneous urticaria: Where is the guidance?," Allergy, pp. 1626 - 1630, 2022.
[12] Baiardini I, et al, "A new tool to evaluate the impact of chronic urticaria on quality of life: chronic urticaria quality of life questionnaire (CU-QoL)," Allergy, vol. 60(8), pp. 1073-8, 2005.
[13] Weller K, et al, "Development and construct validation of the angioedema quality of life questionnaire," Allergy, vol. 67(10), pp. 1289-98, 2012.