NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LAO TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI ĐÀ NẴNG

Hoài Phúc Lê1, Thiên Nhật Hồng Nguyễn1, Thị Hạnh Trương1
1 Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Ở trẻ em, ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu ca mắc lao mới ở trẻ dưới 15 tuổi, gần 2/3 trường hợp là không được chẩn đoán hoặc không được điều trị. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, triệu chứng đa dạng, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh lao ở trẻ em.


Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 36 bệnh nhi mắc lao mới,


nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2022.


Kết quả: Lao trẻ em chủ yếu trên 5 tuổi (72,2%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1. 36,1% trẻ mắc lao có nguồn lây xác định, chủ yếu là từ bố. Trong nhóm trẻ mắc lao có 36,1% trẻ nhẹ cân- suy dinh dưỡng, 2,8% nhiễm HIV, 16,7% có bệnh mạn tính kèm theo. 61,1% lao phổi, 38,9% lao ngoài phổi, 40,9% lao phổi đơn thuần, 59,1% lao phổi kèm lao cơ quan khác Ở nhóm lao ngoài phổi, lao hạch 35,7%, lao màng não 35,7%, lao màng phổi 14,3%, lao cột sống 7,1%, lao cơ 7,1%. Triệu chứng toàn thân trẻ mắc lao: sốt 69,4%, mệt mỏi/kém chơi 22,2% và sụt cân 19,4%. Triệu chứng hô hấp: ho kéo dài > 2 tuần với 85,7%, tràn dịch màng phổi 47,6%, suy hô hấp 28,6%, đau ngực 19%, ho ra máu 9,5%. Triệu chứng thần kinh: yếu/liệt chi 80%, rối loạn ý thức 60%, đau đầu 40%, co giật 40%, liệt dây thần kinh sọ 20% và cứng cổ/thóp phồng 20%. Đặc điểm cận lâm sàng: 61,1% trường hợp có bằng chứng vi khuẩn học (GenXpert/AFB đàm/PCR lao), chủ yếu là GenXpert dương tính, máu lắng tăng chiếm 87,5%, hình ảnh tổn thương nghi lao trên X-quang ngực là 66,7% (24/36), hình ảnh tổn thương nghi lao trên CTScan/MRI chiếm tỷ lệ khá cao 96,3% (26/27). Tỉ lệ tử vong 2,8% (1/36) là trường hợp mắc lao kê/suy giảm miễn dịch bẩm sinh. 63,9% có sử dụng kháng sinh trước khi được chẩn đoán lao. 11,1% gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị lao. 47,2% có biến chứng trong thời gian nằm viện. 19,4% trẻ có can thiệp ngoại khoa.


Kết luận: Lao trẻ em thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Trong các thể lao thì lao phổi thường gặp nhất. Trong nhóm lao ngoài phổi thường gặp lao hạch và lao màng não. Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt, ho kéo dài trên 2 tuần, tràn dịch màng phổi. Gần 2/3 trường hợp lao trẻ em được chẩn đoán có bằng chứng về vi khuẩn học (chủ yếu là Gene Xpert TB dương tính). Tử vong 2,8% ở bệnh nhi mắc lao có bệnh nền suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, 2020. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh Lao.
2. Blount RJ, Tran B, Jarlsberg LG et al. Childhood Tuberculosis in Northern Viet Nam: A Review of 103 Cases. PLoS ONE 2014;9(5):e97267. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0097267
3. Aygun D, Akcakaya N, Cokugras H et al. Evaluation of Clinical and Laboratory Characteristics of Children with Pulmonary and Extrapulmonary Tuberculosis. MDPI medicina 2019; 55(428):428. https://doi.org/10.3390/medicina55080428
4. Devrim I, Aktürk H, Bayram N et al. Differences Between Pediatric ExtraPulmonary and Pulmonary Tuberculosis: a Warning Sign for the Future. Mediterr J Hematol Infect Dis 2014;6(1):e2014058. https://doi.org/10.4084/MJHID.2014.058
5. Yunda LFI, Sepúlveda EVF, Harrera KCM et al. Pulmonary Tuberculosis in a Pediatric Reference Hospital in Bogotá, Colombia. Int J Mycobacteriol 2017;6(3):258-263. https://doi.org/10.4103/ijmy.ijmy_68_17
6. Park Kidong. It’s time to End TB in Viet Nam!. WHO 2020.
7. Holmberg P, Temesgen Z, Banerjee R. Tuberculosis in Children. Pediatrics in Review 2019;40(4):168-178. http://dx.doi.org/10.1542/pir.2018-0093
8. Singh S, Chegondi M, Chacham S et al. Comparison of clinical and laboratory profle of pulmonary and extrapulmonary tuberculosis in children: A single-center experience from India. Journal of Clinical and Translational Research 2021;7(4):423-427.
9. Swanminathan S, Rekha B. Pediatric Tuberculosis: Global Overview and Challenges. Tuberculosis Research Centre 2010;50(3):S184-S194.
10. WHO 2021. Global Tuberculosis Report.