TỶ LỆ TRẺ SINH NHẸ CÂN TẠI TUYẾN BỆNH VIỆN CỦA TỈNH XIÊNG KHOẢNG, CỘNG HOÀ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Keobouavanh Phongphakdy1, Thị Phương Hoà Đinh2
1 Bệnh viện tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hoà nhân dân Lào
2 Viện nghiên cứu sức khoẻ trẻ em Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Cân nặng khi sinh là một chỉ số quan trọng phản ảnh sức khoẻ và dinh dưỡng của bà mẹ và thai nhi. Trẻ sinh nhẹ cân (SNC) có nhiều nguy cơ tử vong, suy dinh dưỡng, chỉ số IQ thấp ở trẻ em và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính khi trưởng thành. Giảm tỷ lệ SNC là một ưu tiên của các can thiệp cộng đồng, vì thế nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả thực trạng trẻ SNC và một số yếu tố liên quan tại các bệnh viện thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hoà nhân dân Lào trong năm 2020. Kết quả thu được sẽ là cơ sở để có can thiệp phù hợp giảm tỷ lệ SNC tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với đối tượng là 899 bà mẹ và 925 trẻ sơ sinh tại bệnh viện tỉnh và 6 bệnh viện huyện. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ SNC là 8,6% (tuyến tỉnh: 8,2%, tuyến huyện: 9,4%). Trẻ sinh non; Trẻ gái; Con so và trẻ sinh đôi có tỷ lệ SNC cao hơn (theo thứ tự là: 18,9; 9,6; 11,6 và 28,9%). Một số yếu tố từ mẹ liên quan có ý nghĩa thống kê đến SNC bao gồm: nguy cơ của các bà mẹ có BMI < 18,5; không khám thai cao hơn 2,4 và 1,7. Các bà mẹ tăng cân ít (< 5 kg) hoặc quá nhiều (>12 kg) trong thai kỳ có nguy cơ cao hơn 1,7 và 2,1 lần. Bà mẹ có học vấn đại học/sau đại học nguy cơ SNC chỉ bằng 0,6 lần bà mẹ có trình độ trung học. Can thiệp giảm tỷ lệ sinh nhẹ cân tại Xiêng khoảng cần tập trung chăm sóc tốt bà mẹ trong thời gian mang thai, đặc biệt chú trọng tư vấn về khám thai và dinh dưỡng; Ưu tiên các bà mẹ có BMI thấp, có con lần đầu và sinh đôi.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. WHO - UNICEF 2019. Low Birthweight Estimates. Levels and Trends 2000-2015.
2. Badshah S, Mason L, McKelvie K, Payne R, Lisboa PJ. Risk factors for low birthweight in the public-hospitals at Peshawar, NWFP-Pakistan. BMC Pub Health 2008;8:197.
3. Zerbeto AB, Cortelo FM, Élio Filho BC. Association between gestational age and birth weight on the language development of
Brazilian children: a systematic review. J de Pediatr 2015;91(4): 326-32.
4. You D, Hug L, Ejdemyr S, Idele P, Hogan D, Mathers C, et al. Global, regional, and national levels and trends in under-5 mortality between 1990 and 2015, with scenario-based projections to 2030: a systematic analysis by the UN Inter - agency Group for Child Mortality Estimation. Lancet 2015; 386 (10010): 2275-86.
5. Lao P. Lao Social Indicator Survey (LSIS) 2011-2012 (Multiple indicator cluster survey/demographics and health). Ministry of Health and Lao Statistics Bureau. 2010.
6. Sở Y tế tỉnh Xiêng Khoảng. Cộng hoà nhân dân Lào (2018). Số liệu thống kê y tế năm 2018.
7. Olsen SJ, Vetsaphong P, Vonglokham P, Mirza S, Khanthamaly V, Chanthalangsy T, et al. A retrospective review of birth outcomes at the Mother and Child Health Hospital in Lao People’s Democratic Republic, 2004-2013. BMC Pregnancy
and Childbirth. 2016;16(1): 379.
8. Viengsakhone L, Yoshida Y, Harun - Or - Rashid M, Sakamoto J. Factors affecting low birth weight at four central hospitals in Vientiane, Lao PDR. Nagoya J Med Sci. 2010; 72(1-2): 51-8.
9. Siza J. Risk factors associated with low birth weight of neonates among pregnant women attending a referral hospital in northern Tanzania. Tanzania journal of health research. 2008; 10(1): 1-8.
10. Lê Thị Phương Nhi. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh dưới 2500 gram tại huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế. 2009.