THỰC TRẠNG BỊ BẮT NẠT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC CÓ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TẠI THANH HÓA
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Hiện tượng trẻ có rối loạn phát triển (RLPT) có các trải nghiệm bị bắt nạt khi tham gia học hoà nhập tại trường tiểu học đã được quan sát thấy trong một số nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng trên tại Thanh Hoá để từ đấy đưa ra giải pháp thích hợp với đặc điểm hệ thống giáo dục tại địa bàn. Tham gia vào nghiên cứu là 78 phụ huynh có con RLPT đang học tiểu học hoà nhập tại Thanh Hóa, 64 em học trường công lập, 10 em học dân lập. Các vấn đề được tìm hiểu tập trung vào: hành vi bắt nạt diễn ra với mức độ như thế nào, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề dưới quan điểm của phụ huynh. Kết quả cho thấy, 92% phụ huynh báo cáo con họ đã từng có trải nghiệm bị bắt nạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy trong mức độ bị bắt nạt giữa nhóm trẻ RLPT học trường công lập và nhóm trẻ học trường dân lập; và không được tìm thấy trong mức độ bị bắt nạt giữa nhóm trẻ RLPT đang học can thiệp ngoài giờ và nhóm trẻ không đang học can thiệp ngoài giờ. Theo phụ huynh, nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là trẻ RLPT thiếu kỹ năng giao tiếp; các giải pháp được đưa ra bao gồm tác động lên giáo viên với bạn bè, và dạy kỹ năng cho trẻ. Các kết quả này gợi ý cho thấy, để tháo gỡ hiện trạng, cần có những tác động tổng thể từ hệ thống giáo dục lên môi trường học tập hoà nhập, cũng như tập trung phát triển thêm các kỹ năng cho trẻ RLPT.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Học sinh, tiểu học, rối loạn phát triển, bị bắt nạt, Thanh Hóa
Tài liệu tham khảo
The ecology of developmental processes. Trong
Handbook of child psychology: Theoretical
models of human development, Volume 1, 5th ed
(tr 993-1028). John Wiley & Sons Inc.
2. Humphrey, N., & Hebron, J. (2015). Bullying of
children and adolescents with autism spectrum
conditions: A ‘state of the field’ review. International
Journal of Inclusive Education, 19(8), 845-862.
https://doi.org/10.1080/13603116.2014.981602.
3. Lê Thị Chính. (2021). Thực trạng bị bắt nạt ở
học sinh tiểu học có rối loạn phát triển trong môi
trường giáo dục hòa nhập. Trường Đại học Giáo
dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lung, F.-W., Shu, B.-C., Chiang, T.-L., & Lin,
S.-J. (2019). Prevalence of bullying and perceived
happiness in adolescents with learning disability,
intellectual disability, ADHD, and autism spectrum
disorder. Medicine, 98(6), e14483. https://doi.
org/10.1097/ MD.0000000000014483.
5. Olweus, D. (1997). Bully/victim problems in
school: Facts and intervention. European Journal
of Psychology of Education, 12(4), 495. https://
doi.org/10.1007/BF03172807.
6. Rose, C. A., Simpson, C. G., & Moss, A. (2015).
The Bullying Dynamic: Prevalence of Involvement
Among a Large-Scale Sample of Middle and
High School Youth with and Without Disabilities.
Psychology in the Schools, 52(5), 515-531. https://
doi.org/10.1002/ pits.21840.
7. Saarento, S., Garandeau, C. F., & Salmivalli,
C. (2015). Classroom - and School - Level Contributions
to Bullying and Victimization: A Review. Journal
of Community & Applied Social Psychology, 25(3),
204-218. https://doi.org/10.1002/casp.2207.