MẪN CẢM CHÉO VÀ PHẢN ỨNG DA LIÊN QUAN TỚI THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH CÓ VÒNG THƠM

Nguyễn Văn Khiêm1, Lê Thị Minh Hương2, Vũ Văn Quang3, Nguyễn Văn Đĩnh4
1 Bệnh viện Nhi Trung ương 2Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
3 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
4 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 3Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Động kinh là một bệnh lý hay gặp của hệ thần kinh. Tỷ lệ bệnh nhân động kinh ước tính khoảng 1% dân số. Các thuốc chống động kinh (AEDs - antiepileptic drugs) giúp kiểm soát tốt các cơn động kinh, tuy nhiên một số phản ứng quá mẫn với AEDs cũng đã được ghi nhận. Các tác dụng phụ của AEDs gồm có các biểu hiện sớm (buồn ngủ, chóng mặt, các biểu hiện ở dạ dày ruột, thậm chí làm co giật nặng lên) và các biểu hiện muộn (các đợt loạn thần, các rối loạn hành vi, trầm cảm, suy giảm nhận thức, loãng xương, giảm bạch cầu). Các phản ứng trên da thuộc nhóm các biểu hiện sớm, từ các phản ứng nhẹ như phát ban da (MPE), tới các phản ứng da nặng (SCARs) bao gồm Hội chứng Steven-Johnson (SJS), hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), phản ứng với thuốc có triệu chứng toàn thân có tăng bạch cầu ái toan (DRESS) và ban mụn mủ cấp tính toàn thân (AGEP).


Việc sử dụng các thuốc chống động kinh có vòng thơm (aromatic) như Carbamazepine, Oxcarbazepine, Phenytoin, Phenobarbital, Lamotrigine, Primidone và Zonisamide thường có liên quan tới phát ban trên da và các triệu chứng, dấu hiệu khác của quá mẫn do thuốc. Bệnh nhân bị phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn với AEDs có tỷ lệ mẫn cảm chéo cao (40-80%), điều này gợi ý rằng cần tránh các thuốc chống động kinh có cấu trúc hóa học tương đồng ở những quần thể có nguy cơ cao.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Arif H, Buchsbaum R, Weintraub D et al. Comparison and predictors of rash associated with 15 antiepileptic drugs. Neurology 2007;68:1701–1709. doi: 10.1212/01.wnl.0000261917.83337.db.
2. Zaccara G, Franciotta D, Perucca E. Idiosyncratic adverse reactions to antiepileptic drugs. Epilepsia 2007;48:1223–1244. doi: 10.1111/j.1528-1167.2007.01041.x.
3. Błaszczyk B, Lasoń W, Czuczwar SJ. Antiepileptic drugs and adverse skin reactions: An update. Pharmacological reports 2015;67(3):426–434. doi: 10.1016/j.pharep.2014.11.009.
4. Mullan KA, Anderson A, Illing PT et al. HLA-associated antiepileptic drug-induced cutaneous adverse reactions. HLA 2019;93(6):417–435. doi: 10.1111/tan.13530
5. Hyson C, Sadler M. Cross sensitivity of skin rashes with antiepileptic drugs. Can J Neurol Sci 1997;24(3):245–249. doi: 10.1017/s0317167100021880.
6. Sukasem C, Sririttha S, Chaichan C et al. Spectrum of cutaneous adverse reactions to aromatic antiepileptic drugs and human leukocyte antigen genotypes in Thai patients and meta-analysis. Pharmacogenomics 2021;21(6):682–690. doi: 10.1038/s41397-021-00247-3.
7. Shuen-Iu Hung, Wen-Hung Chung, Zhi-Sheng Liu et al. Common risk allele in aromatic antiepileptic-drug induced Stevens–Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis in Han Chinese. Pharmacogenomics 2010;11(3):349-356. doi:10.2217/pgs.09.162
8. Ram Mani, Catherine Monteleone, Peter C. Schalock et al. Rashes and other hypersensitivity reactions associated with antiepileptic drugs: A review of current literature. Seizure 2019;71:270-278. doi: 10.1016/j.seizure.2019.07.015.
9. Wei Wang, Fa-Yun Hu, Xin-Tong Wu et al. Genetic susceptibility to the cross-reactivity of aromatic antiepileptic drugs-induced cutaneous adverse reactions. Epilepsy Research 2014;108(6):1041-1045. doi: 10.1016/j.eplepsyres.2014.03.017.