MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI CĂN CỦA BỆNH U NGUYÊN BÀO THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
U nguyên bào thần kinh (UNBTK) là loại u ác tính ngoà i sọ hay gặ p nhấ t ở trẻ em và có tỷ lệ di căn cao khi chẩn đoán. Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm di căn xa của bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em. Đối tượng: 86 bệnh nhân (BN) UNBTK được chẩn đoán từ 1/2018 đến 3/2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTƯ). Kết quả: Tỷ lệ BN di căn xa khi chẩn đoán là 57%, bao gồm: 33,7% di căn xương, 23,3% di căn tủy xương, 12,8% di căn hạch xa và 3,5% di căn gan. Các triệu chứng gợi ý di căn xa hay gặp là đau xương (16,3%), hạch ngoại biên (11,6%). Tỷ lệ di căn xương ở nhóm BN có triệu chứng đau là 92,9%, cao hơn hẳn ở nhóm không có triệu chứng
đau (22,2%) với p < 0,01. Có 55,2% BN không có biểu hiện đau xương nhưng có di căn xương. 74,3% (26/35) BN ở giai đoạn di căn có nồng độ LDH huyết thanh tăng cao với p < 0,01. Di căn xương ở nhóm mô bệnh học không thuận lợi chiếm tỷ lệ 48,0%, cao hơn ở nhóm mô bệnh học thuận lợi (13,9%) với p < 0,01. BN ở nhóm tuổi 2-4 tuổi có tỷ lệ di căn xương cao hơn (58,6%) với p <0,01. Di căn xương điển hình trên xạ hình xương là 21/29 bệnh nhân, chiếm 72,4%. 58,6% BN có di căn xương đa ổ. Vị trí di căn thường gặp nhất là xương chi dưới (62,1%), xương sọ (55,2%),
xương chậu 37,4%, xương hàm mặt 34,5%, xương chi trên 34,5%. Tỷ lệ BN có VMA niệu tăng ≥2,5 lần ở nhóm di căn xương là 74,1% cao hơn ở nhóm không di căn với p < 0,01. Kết luận: BN UNBTK có tỷ lệ di căn xa khi chẩn đoán cao, di căn xương chiểm tỷ lệ cao nhất. Các triệu chứng và xét nghiệm gợi ý di căn xương gồm đau xương, 2-4 tuổi, LDH huyết thanh tăng cao, mô bệnh học không thuận lợi, VMA niệu tăng gấp 2,5 lần.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
U nguyên bào thần kinh, Di căn ung thư
Tài liệu tham khảo
G, et al. Neuroblastoma. Nat Rev Dis Primers.
2016; 2:16078. doi: 10.1038/nrdp. 2016.78.
2. Shimada H, Ambros IM, Dehner LP et al.
The International Neuroblastoma Pathology
Classifi cation (the Shimada system). Cancer,
1999; 86(2): 364-72.
3. Cohn SL, Pearson AD, London WB, et al. The
International Neuroblastoma Risk Group (INRG)
classifi cation system: an INRG Task Force report.
J Clin Oncol. 2009; 27(2): 289-97. doi:10. 1200/jco.
2008.16.6785.
4. Phùng Tuyết Lan. Nghiên cứu phân loại và
nhận xét kết quả điều trị u nguyên bào thần kinh
trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận án tiến
sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2007.
5. Matthay KK. Neuroblastoma, Cancer
Medicine. Bast RC, Kufe DW, Polloket RE et al.
London, Decker BC; 2000:2185-2197.
6. Lê Thị Kim Ngọc. Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng, xét nghiệm và cắt lớp vi tính u
nguyên bào thần kinh sau phúc mạc ở trẻ em.
Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội;
2008.
7. Hoàng Ngọc Thạch. Đặc điểm hình thái học
và một số yếu tố tiên lượng của u nguyên bào
thần kinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ y học. Trường
Đại học Y Hà Nội; 2020.
8. Vũ Đình Quang. Nghiên cứu một số biến
đổi di truyền và mối liên quan với các yếu tố tiên
lượng, định hướng điều trị bệnh nhân u nguyên
bào thần kinh. Luận án tiến sĩ sinh học. Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội; 2019.
9. Verly IR, van Kuilenburg AB, Abeling NG,
et al. Catecholamines profi les at diagnosis:
Increased diagnostic sensitivity and correlation
with biological and clinical features in neuroblastoma
patients. European journal of cancer. 2017;
72:235-243. doi: 10.1016/j.ejca. 2016.12.002.
10. Thorner PS. The molecular genetic profi le
of neuroblastoma. Diagnostic Histopathology.
2014; 20(2): 76-83.
11. Zhao RF. The value of bone scintigraphy in
assessment of bone metastases and follow-ups
of neuroblastoma in children. J Nuclear Medicine.
2012; 53(supplement 1): 2202-2202.
12. Gauguet JM, Pace-Emerson T, Grant FD,
et al. Evaluation of the utility of (99m) Tc-MDP
bone scintigraphy versus MIBG scintigraphy and
cross-sectional imaging for staging patients with
neuroblastoma. 2017; 64(11). doi: 10.1002/pbc.
26601.