ADHERENCE TO PLACE PERIPHERAL INTRAVENOUS LINE PROCEDURES AMONG NURSES AT THE CANCER CENTER IN VIETNAM NATIONAL CHILDREN'S HOSPITAL

Nguyễn Thị Thơ, Bùi Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc, Chu Thị Quỳnh An

##plugins.themes.vojs.article.main##

Abstract

Đặt vấn đề: Quy trình (QT) đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (ĐTTMNV) là thủ thuật thường quy và rất phổ biến của điều dưỡng (ĐD). Đây là một thủ thuật xâm lấn đòi hỏi ĐD cần có kỹ năng tốt để thực hiện thành công và tránh biến chứng.
Mục tiêu: Mô tả sự tuân thủ QT đặt ĐTTMNV của điều dưỡng viên (ĐDV) và một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu: 300 lần thực hiện QT đặt ĐTTMNV của 12 ĐDV.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ ĐD thực hiện đủ các bước chuẩn bị trong QT là 100%. Tỷ lệ vệ sinh tay đúng và đủ sau khi chuẩn bị dụng cụ là 86,7%. Tỷ lệ có thực hiện sát khuẩn vị trí đặt kim và đợi khô, lần lượt là 100% và 98,7%. Nhưng tỷ lệ sát khuẩn đúng và đủ vị trí đặt kim 15 giây và đợi khô 15 giây lần lượt là 32,3% và 19,3%. Điểm trung bình tuân thủ toàn bộ QT là 42,3±1,2 (38 – 46 điểm). Điểm trung bình tuân thủ QT của nhóm ĐDV trình độ đại học và đặt kim thành công ngay lần
đầu tiên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trình độ cao đẳng và đặt kim thất bại ≥1 lần (p < 0,01).
Kết luận: Tỷ lệ ĐD tuân thủ sát khuẩn da và đợi khô cao nhưng tuân thủ đúng và đủ thời gian sát khuẩn da và đợi khô trong QT đặt ĐTTMNV không cao. Yếu tố liên quan đến sự tuân thủ QT gồm trình độ chuyên môn và số lần đặt kim thất bại.

##plugins.themes.vojs.article.details##

References

1. Helm RE, Klausner JD, Klemperer
JD et al. Accepted but unacceptable:
peripheral IV catheter failure. J Infus Nurs
2015;38(3):189-203. https://doi.org/10.1097/
nan.0000000000000100
2. Zingg W, Pittet D. Peripheral venous
catheters: an under-evaluated problem",
Int J Antimicrob Agents 2009;34 Suppl
4:S38-42. https://doi.org/10.1016/s0924-
8579(09)70565-5
3. Piper R, Carr PJ, Kelsey LJ et al. The
mechanistic causes of peripheral intravenous
catheter failure based on a parametric
computational study. Sci Rep 2018;8(1):3441.
4. Bệnh viện Nhi Trung ương. Chỉ thị số 609/
CT-ĐD về việc Thực hiện quy trình kỹ thuật
đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi” ngày
26/04/2018.
5. Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thị Khánh Hòa,
Lê Thị Hải và cộng sự. Kiến thức, thái độ về
nhiễm khuẩn bệnh viện và thực hành vệ sinh
tay của sinh viên bác sĩ đa khoa trường đại
học Y Dược Huế. Tạp chí Y học Dự phòng
2019;20(3):95-103.
6. Nguyễn Thị Hương và Chu Anh Tuấn. Đánh
giá thực trạng và hiệu quả của các biện pháp
can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng
thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế
Viện Bỏng Quốc gia. Tạp chí y dược lâm sàng
2015;108(12):2006-2012.
7. Trần Ngọc Thảo Vi và Hoàng Thị Thuy Thủy.
Đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt
Catheter tĩnh mạch ngoại biên trong phòng
ngừa nhiễm khuẩn huyết của điều dưỡng tại
bệnh viện Quận Bình Thạch. Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Quận Bình
Thạnh 2019.
8. Nguyễn Kim Sơn. Thực trạng tuân thủ qui
trình đặt và chăm sóc kim luồn ngoại vi của
điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014, Trường
đại học Y tế công cộng, Hà Nội 2014.
9. Chipfuwa T, Manwere A, Shayamano
P. Barriers to infection prevention and
control (IPC) practice among nurses at
Bindura Provincial Hospital, Zimbabwe.
IOSR Journal of Nursing and Health Science
(IOSR-JNHS) 2014;3(1):69-73. http://dx.doi.
org/10.9790/1959-03146973
10. Lưu Thị Bích Thủy. Kiến thức, thái độ và thực
hành của nhân viên y tế đối với phòng ngừa
nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường
truyền tĩnh mạch trung tâm. Trường Đại học
Y Hà Nội 2019.