ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
##plugins.themes.vojs.article.main##
Abstract
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nguyên nhân gây co giật do sốt của trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 72 trẻ co giật do sốt nhập viện từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ trẻ bị bệnh chiếm 1,92% số trẻ nhập viện; tỷ lệ nam là 63,9%; độ tuổi trung bình là 25,9±12,2 tháng; nhóm tuổi 13-36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,7%; trẻ bị co giật trong 24 giờ đầu chiếm 52,7%; trẻ bị co giật khi nhiệt độ > 390C chiếm cao nhất 83,33%; trẻ nhập viện trong tình trạng hết co giật và còn sốt chiếm 88,9%; có 40,7% trẻ từng bị co giật trong tiền sử đã dùng thuốc dự phòng; 100% trẻ có cơn co giật toàn thể; thời gian cơn giật dưới 5 phút chiếm 98,6%; có 88,9 % trẻ sốt cao co giật đơn
thuần; nguyên nhân gây co giật do sốt cao chủ yếu là viêm đường hô hấp cấp (72,2%). Kết luận: Trẻ dưới 5 tuổi bị sốt cao có nguy cơ cao bị co giật, nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là viêm đường hô hấp cấp.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Keywords
Sốt,, co giật, trẻ em
References
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả dự
phòng co giật do sốt ở trẻ em. Luận văn Bác sĩ
chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội.
2. Đoàn Thị Huệ, Nguyễn Bích Hoàng, Trần
Tiến Thịnh, Bùi Thị Hải, (2019) Đặc điểm lâm sàng
và một số yếu tố liên quan đến trẻ bị co giật tại
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên. Số đặc biệt Hội Nghị Nhi khoa chào
mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Bệnh viện Nhi
Trung ương 1969-2019, tr. 66-72.
3. Lê Thanh Hải và cộng sự, (1990) Tình
hình bệnh tật trong 7 năm (1984-1990) tại khoa
Cấp cứu lưu. Viện Nhi khoa. Kỷ yếu công trình
nghiên cứu.
4. Lê Thị Nhung, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Tư,
(2010) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các
yếu tố nguy cơ co giật ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi
Thanh Hóa. Đề tài cấp cơ sở.
5. Nguyễn Thị Thu, (2013) Đặc điểm dịch tễ
học lâm sàng của co giật do sốt và hình ảnh điện
não đồ của co giật do sốt tái phát ở trẻ em. Luận
văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Phạm Thị Lệ Quyên, (2006) Đánh giá một số
đặc điểm dịch tễ học của co giật do sốt ở trẻ em từ
2002-2004 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, Bộ Y tế - Trường Đại học Y Hà
Nội. Tập 43, số 6, tr38-43.
7. Thân Thị Uyên, Trần Văn Tuấn, (2018) Khảo
sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật
do sốt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản - Nhi
Bắc Giang. Tạp chí thần kinh học Việt Nam số
26- Quý IV, tr41-50.
8. Farivar K.H, Tairani A, B, (1996) The
protective eff ect of breast feeding in febrile
seizures. The Journal of Iranian Children, 9(33),
tr49-55.
9. Mahyar A, Ayazi P,1 MazdakFallahi M, and
Javadi A, (2010) Risk Factors of the First Febrile
Seizures in Iranian Children. International
Journal of Pediatrics, 862897, 3 pages.
doi:10.1155/2010/862897.
10. Juliane S. D, Heloise H. S, Mariano M.E,
Regina P. A, (2015) Febrile seizures: a population
- based study Convulsion febril: estudo de base
populacional. Jornal de Pediatria, 91 (6): p. 529-
534. https://doi.org/10.1016/ j.jped.2015.01.005.