SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHONG BẾ DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN BẰNG MŨI DUY NHẤT VỚI TRUYỀN LIÊN TỤC LEVOBUPIVACAIN ĐỂ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT TIM KÍN ĐƯỜNG NGỰC BÊN Ở TRẺ EM
##plugins.themes.vojs.article.main##
Abstract
Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim kín đường ngực bên (PTTKĐNB) là một trong những phẫu thuật gây đau ở mức độ cao nhất. Để kiểm soát đau sau phẫu thuật, phong bế thần kinh liên sườn (PBTKLS) là một lựa chọn thích hợp. PBTKLS có thể bằng mũi duy nhất hoặc truyền liên tục thuốc tê qua catheter. Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau, phản ánh bằng việc sử dụng morphin sau mổ của hai phương pháp trên trong PTTKĐNB thực hiện tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát trên bệnh nhân (BN) được PTTKĐNB có PBTKLS từ 02/2022-09/2022. Nhóm 1 phong bế mũi duy nhất; Nhóm 2 phong bế liên tục qua catheter. Gây tê trước khi đóng ngực, nhìn trực tiếp, levobupivacain 0,25% 0,5ml/kg bolus ở cả hai nhóm
để PBTKLS II-VI; nhóm 2 truyền levobupivacain 0,125% 0,2ml/kg/giờ cách liều bolus 3 giờ, lưu catheter 48 giờ. Sau mổ, đánh giá đau ở tất cả BN theo thang điểm FLACC, khi tổng điểm ≥ 4 cho morphin 5-20 μg/kg/giờ. Theo dõi và ghi nhận lượng morphin tiêu thụ trong sau mổ. Kết quả: Có 38 BN đủ điều kiện được đưa vào nghiên cứu, với 18 BN nhóm 1 và 20 BN nhóm 2. Ngày đầu sau phẫu thuật, nhóm 1 có tới 14/18 BN cần dùng đến morphin, trong khi đó nhóm 2 chỉ có 5/20 BN cần dùng đến morphin; lượng morphin tiêu thụ ở các BN có FLACC > 3 ở nhóm 1 cũng cao hơn nhóm 2: 0,24±0,1 và 0,12±0,84 mg/kg (p=0,003). Kết luận: Phương pháp PBTKLS liên tục giúp BN sau mổ giảm tiêu thụ morphin nhiều hơn so với PBTKLS mũi duy nhất.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Keywords
Phẫu thuật ngực bên, mổ tim ở trẻ em, đau sau mổ, phong bế thần kinh liên sườn mũi duy nhất hoặc liên tục
References
Atlas of Ultrasound - and Nerve Stimulation-Guided
Regional Anesthesia. Springer Science+Business
Media New York. 2016. 207-208 & 455-461.
2. Brajesh Kaushal et al. Comparison of the
effi cacy of Ultrasound-guided Serratus anterior
plane block, Pectoral Nerves II block and Intercostal
Nerve block for the management of postoperative
thoracotomy pain after pediatric cardiac surgery. J
Cardiothorac Vascr Anesth. 2019; 33(2): 418-425.
3. Brandi A. Bottiger et al. Pain Management
Strategies for Thoracotomy and Thoracic Pain
Syndromes. Seminars in Cardiothoracic and
Vascular Anesthesia. 2014; 18(1): 45-56.
4. Dilek Altun. Atrial septal defect closure
via mini-thoracotomy in pediatric patients:
Postoperative analgesic eff ect of intercostal
nerve block. Turkish Journal of Thoracic and
Cardiovascular Surgery. 2020; 28(2): 257-263.
5. Frank C. Detterbeck. Effi cacy of Methods of
Intercostal Nerve Blockade for Pain Relief After
Thoracotomy. Ann Thorac Surg. 2005; 80: 1550 -9.
6. Victoria NC, Murphy AZ. Exposure to early life
pain: long term consequences and contributing
mechanisms. Curr Opin Behav Sci. 2016; 7: x-x.
7. Santhanam Suresh et al. The European
Society of Regional Anaesthesia and Pain Therapy
/American Society of Regional Anesthesia and
Pain Medicine Recommendations on Local
Anesthetics and Adjuvants Dosage in Pediatric
Regional Anesthesia. Regional Anesthesia and
Pain Medicine. 2018; 43(2): 211-216.
8. Uri Pollak, Alain Serraf. Pediatric Cardiac
Surgery and Pain Management: After 40 Years in
the Desert, Have We Reached the Promised Land?
World Journal for Pediatric and Congenital Heart
Surgery. 2018; 9(3): 315-325