YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ BIẾN CHỨNG SỚM CỦA VỊ TRÍ ỐNG NỘI KHÍ QUẢN KHÔNG THÍCH HỢP Ở TRẺ THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Xuân Đạt, Phạm Văn Thắng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Abstract

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan và biến chứng sớm của vị trí ống nội khí quản (NKQ) không thích hợp ở trẻ thở máy tại khoa Điều trị tích cực nội khoa (PICU) Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu, gồm 183 bệnh nhân được đặt NKQ thở máy từ 1 đến 7 ngày tại PICU Bệnh viện Nhi Trung ương. Xác định vị trí NKQ, lâm sàng, cận lâm sàng, Xquang ngực thẳng, diễn biến điều trị và biến chứng sớm trong 7 ngày đầu. Xác định yếu tố liên quan và biến chứng hô hấp sớm. Kết quả: Nghiên cứu trên 183 bệnh nhân có tuổi trung vị là 8 tháng, tỷ lệ nam là 55,7%, trẻ có bệnh lý nền chiếm 35,5%, trẻ béo phì chiếm 3,8%. Tỷ lệ NKQ ở vị trí không thích hợp trong ngày đầu tiên, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 lần lượt
là 38,3%, 33,8% và 31,2%. Tỷ lệ NKQ thấp vào phế quản là 9,3%. Không có yếu tố nguy cơ độc lập với trình trạng vị trí ống NKQ không thích hợp. Việc đặt NKQ thấp làm tăng nguy cơ xẹp phổi với OR = 6,57 (95%CI: 1,7 - 25,2; p < 0,01). Ngày thứ 3 thở máy, đặt NKQ thấp có nguy cơ giảm oxy máu với OR = 2,82 (95%CI: 1,16 - 6,83; p < 0,05). Ngày thứ 7 thở máy, vị trí NKQ thấp có nguy cơ giảm oxy máu với OR = 2,63(95%CI: 1,1 - 6,32; p < 0,05). Ở ngày thứ 1 thở máy, NKQ thấp có nguy cơ tăng CO2 máu với OR = 2,87 (95%CI: 1,3 - 6,36; p < 0,01). Kết luận: Ống NKQ vị trí không thích hợp khá thường gặp ở trẻ thở máy tại PICU. Không có yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến vị trí NKQ không thích hợp. Việc đặt NKQ ở vị trí thấp là tăng nguy cơ biến chứng xẹp phổi, giảm
oxy máu và tăng CO2 máu.

##plugins.themes.vojs.article.details##

References

1. Luten R (2005). Accurate endotracheal tube
placement in children: depth of insertion is part
of a process. Pediatr Crit Care Med.6(5):606-608.
2. Miller KA, Kimia A, Monuteaux MC,
Nagler J (2016). Factors Associated with
Misplaced Endotracheal Tubes During Intubation
in Pediatric Patients. J Emerg Med.51(1): 9-18.
3. Volsko TA, McNinch NL, Prough DS, Bigham
MT (2018). Adherence to Endotracheal Tube Depth
Guidelines and Incidence of Malposition in Infants
and Children. Respir Care.; 63(9): 1111-1117.
4. Vũ Hải Yến (2018). Nghiên cứu nguyên nhân
và một số yếu tố liên quan đến thở máy kéo dài
tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
5. Thepnaly Xaysida (2016). Nghiên cứ biến
cố tức thì liên quan đến thủ thuật đặt ống nội
khí quản cấp cứu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi
Trung ương.
6. Matsuoka W, Ide K, Matsudo T, Kobayashi T,
Nishimura N, Nakagawa S (2019). The Occurrence
and Risk Factors of Inappropriately Deep Tip
Position of Microcuff Pediatric Endotracheal Tube
During PICU Stay: A Retrospective Cohort Pilot
Study. Pediatr Crit Care Med.20(11): e510-e515.
7. Ronen O, Malhotra A, Pillar G (2007).
Infl uence of Gender and Age on Upper-Airway
Length During Development. Pediatrics.; 120(4):
e1028-e1034.
8. Dimos A, Xanthopoulos A, Triposkiadis
F (2021). Right lung complete atelectasis: an
endotracheal tube displacement complication.
Oxford Medical Case Reports.2021(9): omab085.
9. Oh S, Chung JH, Lee SM, et al (2011). Delayed
hypoxemia due to endobronchial intubation as a
result of positioning the patient under general
anesthesia: A case report. Anesthesia and Pain
Medicine. Published online: 63-66.