ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THEO MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN KAWASAKI
##plugins.themes.vojs.article.main##
Abstract
Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân Kawasaki. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 545 bệnh nhân được chẩn đoán Kawasaki tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2022. Kết quả: Bệnh nhân mắc bệnh Kawasaki được chia làm 4 nhóm theo mức độ tổn thương động mạch vành: không tổn thương, giãn nhẹ, giãn trung bình, giãn lớn/ khổng lồ. Tỷ lệ tổn thương ĐMV của 4 nhóm lần lượt là: 44,6%, 19,4%, 18,2%, 7%. Tuổi chẩn đoán bệnh trung bình là 16,4 tháng, 49,4% là trẻ dưới 12 tháng, tỷ lệ nam/ nữ là 1,5/1. 11,7% trẻ mắc
Kawasaki không điển hình, thấp nhất ở nhóm không tổn thương ĐMV, cao nhất ở nhóm giãn lớn/khổng lồ. Ngày chẩn đoán bệnh, ngày điều trị immunoglobulin (IVIG), kháng IVIG, thời gian sốt, số lượng bạch cầu, C-reactive protein (CRP) trước truyền tăng dần theo mức độ tổn thương ĐMV, trong khi đó huyết sắc tố, albumin huyết thanh giảm dần theo mức độ tổn thương ĐMV, có sự khác biệt giữa các nhóm tổn thương ĐMV (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ tổn thương ĐMV trong giai đoạn bán cấp chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng đáp ứng viêm tăng dần theo mức độ tổn thương ĐMV. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về một số giá trị lâm sàng và cận lâm sàng giữa các nhóm tổn thương ĐMV.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Keywords
Bệnh Kawaski, mức độ tổn thương động mạch vành
References
disease in the United States and worldwide.
Progress in Pediatric Cardiology. 1997; 6(3):
181-185.
2. Newburger JW, Takahashi M, Gerber MA,
et al. Diagnosis, treatment, and long-term
management of Kawasaki disease: a statement
for health professionals from the Committee
on Rheumatic Fever, Endocarditis and Kawasaki
Disease, Council on Cardiovascular Disease in the
Young, American Heart Association. Circulation.
2004; 110(17): 2747-2771.
3. McCrindle BW, Rowley AH, Newburger
JW, et al. Diagnosis, Treatment, and Long - Term
Management of Kawasaki Disease: A Scientifi c
Statement for Health Professionals From
the American Heart Association. Circulation.
2017;135(17).
4. Descriptive Epidemiology of Kawasaki
Disease in Japan, 2011-2012: From the Results of
the 22nd Nationwide Survey. Accessed August
21, 2022.
5. Kim: Assessment of risk factors for Korean
children with Kawasaki disease.
6. Lee J, Kim GB, Kwon BS, et al. Two Cases of
Super-Giant Coronary Aneurysms after Kawasaki
Disease. Korean Circ J. 2014;44(1):54-58.
7. Garrido-García L, Moran E, Yamazaki -
Nakashimada M, et al. Giant coronary artery
aneurysms complicating Kawasaki disease in
Mexican children. Cardiology in the young. 2017;
28: 1-5.
8. Dietz SM, Kuipers IM, Tacke CEA, et al. Giant
aneurysms: A gender-specifi c complication of
Kawasaki disease? Journal of Cardiology. 2017;
70(4): 359-365.
9. Phạm Thảo Nguyên. Đặc điểm tổn thương
động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki không
đáp ứng với truyền Immunoglobulin.
10. Onouchi: A genome-wide association
study identifi es three new risk loci for Kawasaki
disease.
11. Chen: Coronary artery complication in
Kawasaki disease and the importance of early
interventaion: a system review and meta-analysis.
12. McCrindle BW, Manlhiot C, Newburger JW,
et al. Medium‐Term Complications Associated
With Coronary Artery Aneurysms After Kawasaki
Disease: A Study From the International Kawasaki
Disease Registry. J Am Heart Assoc. 2020; 9(15):
e016440.
13. Masuzawa Y, Mori M, Hara T,et al. Elevated
d-Dimer Level is a Risk Factor for Coronary
Artery Lesions Accompanying Intravenous
Immunoglobulin - Unresponsive Kawasaki
Disease. Therapeutic Apheresis and Dialysis.
2015; 19(2): 171-177.