TÌNH TRẠNG STRESS - LO ÂU CỦA BỐ MẸ CÓ CON BỊ BỆNH VIÊM PHỔI ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tuấn Hoàng1, Hà Thị Huyền1
1 Đại học Thăng Long

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Việc chăm sóc con bị bệnh tật có thể tác động đến sứ c khỏe nói chung, sức khỏe tâm thần nói riêng của cha mẹ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng lo âu, stress của bố/ mẹ có con đang điều trị viêm phổi tại Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bố/ mẹ có con đang điều trị viêm phổ i tại Trung tâm hô hấp - Bệnh vi n Nhi Trung ương, phỏng vấn bằng thang đánh giá trầm cảm, lo âu
và stress DASS-21 tiếng Việt. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có lo âu là 69,0%; trong đó 47,8% mức độ vừa; 42,0% mức độ nặng và rất nặng. Cha mẹ bị stress là 58,0%; trong đó 41,4% mức độ vừa và 29,3% mức độ nặng và rất nặng. Nhóm những bố/ mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ bị stress, lo âu cao hơn nhóm dưới 35 tuổi (p<0,05). Cha mẹ của bệnh nhi có số lần tái nhập viện điều trị viêm phổi trên 2 lần có xu hướng stress, lo âu cao hơn (p<0,05). Kết luận: Tình trạng lo âu, stress chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu ở mức độ vừa và nặng/rất nặng. Tuổi cha mẹ và số lần tái nhập viện của con có liên quan với rối loạn lo âu, stress của cha mẹ.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Báo chính phủ (2021), Bức tranh tổng thể về thực trạng mức sinh ở Việt Nam. Truy cập ngày
22/5/2021 tại: http://baochinhphu.vn/Doi-song/Buc-tranh-tong-the-ve-thuc-trang-muc-sinh-o-
Viet-Nam/397811.vgp.
2. Bộ môn Nhi (2020), Bài giảng nhi khoa: Bệnh viêm phế quản phổi, Nhà xuất bản Y học,
tr. 189-202.
3. Nguyễn Thị Dậu, Trương Việt Dũng (2019), “Khảo sát tình trạng lo âu của bố mẹ có con mắc
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí nghiên cứu và thực
hành nhi khoa, Số 1 (2/2020), tr 73–80.
4. Phạm Văn Thắng, Hoàng Văn Lâm (2018), Viêm phổi nặng dai dẳng/tái diễn ở trẻ tại khoa
Hồi sức cấp cứu. Truy cập ngà y 28/4/2021 tại: https://nhidong.org.vn/Data/bvnhidong/bvnhidong/Attachments/2018_12/86_viem_phoi_
dai_dang_-_pgs_thang_-_bvnhi_tw_512201810.pdf.
5. Đào Thị Thủy và CS (2018), Đánh giá kết quả hỗ trợ cảm xúc cho bà mẹ theo mô hình đào tạo cha mẹ về can thiệp sớm trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018. Truy cập ngày 20/5/2021 tại: https://quantri.nhidong.org.vn/data/bvnhidong/bvnhidong/attachments/2019_9/hoinghinhikhoa2019/91_bao_cao_chi_thuy_21920199.pdf.
6. Đào Minh Tuấn và cộng sự (2018), “Viêm phổi do vi khuẩn Gram âm ở trẻ em và mối liên
quan giữa căn nguyên vi khuẩn với mức độ nặng của bệnh”, Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, Số 2 (4/2019), tr. 24-27.
7. Vilayphone Chittavong, Nguyễn Thị Thanh Mai (2018), “Khảo sát stress, lo âu và trầm cảm ở
các bà mẹ của trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Nhi khoa - 2018, tr. 59-61.
8. Hung YL, Chen JY (2010), “Factors related to health status in mothers of children with cancer”,
Hu Li Za Zhi, pg. 42-50.
9. James Schneider, Todd Sweberg (2013), “A. cute respiratory failure”, Crit Care Clin 29 (2013),
pg. 167-183.
10. Maria Yui Kwan Chow, Jiehui Kevin Yin. (2013), “The impact of infl uenza-like illness in
young children on their parents: a quality-of-life survey”, Quanlity of Life Research 23, pg. 1651-
166.
11. Thach Duc Tran, Tuan Tran & Jane Fisher (2013), Validation of the depression anxiety stress
scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women. Truy cập ngày 16/1/2021 tại: BMC Psychiatry 2013 Jan 12;13:24. doi: 10.1186/1471-244X-13-24.
12. Zablotsky B., Bradshaw C.P., and Stuart E.A. (2013), “The association between mental
health, stress, and coping supports in mothers of children with autism spectrum disorders”, J Autism Dev Disord 43, pg. 1380 -1393.