CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH NHI BỊ RẮN CHÀM QUẠP CẮN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Thành Nam1, Tạ Văn Trầm2
1 Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang
2 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số mối tương quan để tiên lượng bệnh ở bệnh nhi bị rắn Chàm quạp cắn nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn Chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả: Thời gian nhập viện càng muộn thì mức độ nhiễm độc càng nặng (p < 0,001). Ở những bệnh nhân đắp thuốc làm chậm muộn thời gian nhập viện,
có tỷ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 3,2 lần (KTC 95%: 1,4 - 7,5), p = 0,002. Ở nhóm bệnh nhân nhiễm độc nặng có sự thay đổi xét nghiệm chức năng đông máu nhiều và thời gian nằm viện điều trị kéo dài hơn (p < 0,001). Nổi bóng nước làm tăng tỷ lệ hoại tử, nhiễm trùng, bầm máu, hoại tử vết thương và đông máu nội mạch lan tỏa (p < 0,001). Xuất huyết da làm tăng tỷ lệ chảy máu vết cắn, chảy máu nướu răng và đông máu nội mạch lan tỏa (p < 0,001). Kết luận:
Theo dõi sát các bệnh nhi nhập viện muộn; xử trí không đúng trước nhập viện; có các triệu chứng tại chỗ như: bóng nước, bầm máu, nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử; các triệu chứng xuất huyết như: chảy máu vết cắn, xuất huyết da và độ sưng nề vết thương > 2 khớp để có chỉ định kịp thời huyết thanh kháng nọc rắn, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89-124.
2. Lê Thị Thùy Linh (2016) “Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
3. Ngô Ngọc Quang Minh, Vũ Huy Trụ (2005) “69 trường hợp rắn độc cắn tại Bệnh viện Nhi
Đồng 1”. Y học Thực hành (503), 2, tr.55-58.
4. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi
bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259.
5. Arnuparp Lekhakula (2014) “Management of Malayan Pit Viper Bites”. Journal of Hematology
and Transfusion Medicine, 24, 163-73.
6. J. Blessmann, C. Khonesavanh, P. Outhaithit, S. Manichanh, K. Somphanthabansouk, P.
Siboualipha (2010) “Venomous snake bites in Lao PDR: a retrospective study of 21 snakebite
victims in a provincial hospital”. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 41 (1), 195-202.
7. Esther Lai Har Tang, Choo Hock Tan, Shin Yee Fung, Nget Hong Tan (2016) “Venomics of
Calloselasma rhodostoma, the Malayan pit viper: A complex toxin arsenal unraveled”. Journal of
Proteomics, 148, pp.44-56.