ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN Ở TRẺ EM

Nguyễn Thị Dung1, Đặng Thị Hải Vân1, Nguyễn Thu Hương2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của bệnh hẹp động mạch thận (ĐMT) ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 28 bệnh nhân mắc bệnh hẹp ĐMT tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 6/2011 đến 6/2021. Kết quả: Tuổi phát hiện bệnh có trung vị là 7 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ :1/1. Hẹp ĐMT chưa rõ nguyên nhân chiếm 50%, Takayasu là nguyên nhân hay gặp nhất 7/28 bệnh nhân (25%). Khó thở (42,9%) và đau đầu (25%) là 2 lý do chính khiến bệnh nhân phải nhập viện. Tỷ lệ bệnh nhân hẹp ĐMT có tăng huyết áp (THA) chiếm 92,8 %, THA độ 2 chiếm 82,1%, có tới 32,2 % (9/28) bệnh nhân THA cấp cứu, 3 bệnh nhân (10,7%) biểu hiện sốc tim lúc vào viện. Có 12/28 bệnh nhân hẹp ĐMT 2 bên. Hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất do THA là tim và thận: giảm kích thước thận hay gặp nhất chiếm 64,3%, có 16/28 (57,1%) bệnh nhân có bất thường trên siêu âm tim, trong đó dày vách liên thất và thành thất trái là 35,7%, giãn buồng tim trái 39,2%. Kết luận: Hẹp ĐMT thường được chẩn đoán ở nhóm trẻ lớn. Takayasu là nguyên nhân hay gặp nhất gây hẹp ĐMT. Trẻ bị hẹp động mạch thận phần lớn có tăng huyết áp ở mức độ nặng, thường vào viện vì các triệu chứng của THA khẩn cấp hoặc cấp cứu. Hai cơ quan tổn thương hay gặp ở bệnh nhân hẹp ĐMT là tim và thận.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Weber B.R. and Dieter R.S. (2014). Renal artery stenosis: epidemiology and treatment.
International Journal of Nephrology and Renovascular Disease, 7, 169-181.
2. Srinivasan A., Krishnamurthy G., Fontalvo-Herazo L., et al. (2010). Angioplasty for renal
artery stenosis in pediatric patients: an 11-year retrospective experience. J Vasc Interv Radiol,
21(11), 1672-1680.
3. Lobeck I.N., Alhajjat A.M., Dupree P., et al. (2018). the management of pediatric renovascular
hypertension: a single center experience and revieThe w of the literature. J Pediatr Surg, 53(9),
1825-1831.
4. Chung H., Lee J.H., Park E., et al. (2017). Long-Term Outcomes of Pediatric Renovascular
Hypertension. KBR, 42(3), 617-627.
5. Rountas C., Vlychou M., Vassiou K., et al. (2007). Imaging modalities for renal artery
stenosis in suspected renovascular hypertension: prospective intraindividual comparison of color Doppler US, CT angiography, GD-enhanced MR angiography, and digital substraction
angiography. Ren Fail, 29(3), 295-302.
6. Kari J., Roebuck D., McLaren C., et al. (2014). Angioplasty For Renovascular Hypertension In
78 Children. Archives of disease in childhood.
7. Bayazit A.K., Yalcinkaya F., Cakar N., et al. (2007). Reno-vascular hypertension in childhood:
a nationwide survey. Pediatr Nephrol, 22(9), 1327-1333.
8. Ladapo T.A., Gajjar P., McCulloch M., et al. (2015). Impact of revascularization on
hypertension in children with Takayasu’s arteritisinduced renal artery stenosis: a 21-year review.
Pediatr Nephrol, 30(8), 1289-1295.
9. Rumman R.K., Matsuda-Abedini M., Langlois V., et al. (2018). Management and Outcomes of
Childhood Renal Artery Stenosis and Middle Aortic Syndrome. Am J Hypertens, 31(6), 687-695.
10. Tullus K. (2013). Renovascular hypertension--is it fibromuscular dysplasia or Takayasu arteritis. Pediatr Nephrol, 28(2), 191-196.
11. Vo N.J., Hammelman B.D., Racadio J.M., et al. (2006). Anatomic distribution of renal artery
stenosis in children: implications for imaging. Pediatr Radiol, 36(10), 1032-1036.