HIỆU QUẢ CỦA HỖ TRỢ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TIM BẨM SINH TỪ 12-24 THÁNG TUỔI SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh (TBS) đặc biệt khi bị suy dinh dưỡng (SDD) nếu không được can thiệp hỗ trợ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến kết quả phục hồi sau phẫu thuật. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm nhận xét hiệu quả của hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ tim bẩm sinh có suy dinh dưỡng sau phẫu thuật tim mở. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên trẻ 12-24 tháng tuổi mắc TBS bị SDD nhẹ cân sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 11/2020 đến 05/2021. Trẻ sau phẫu thuật được dùng sữa công thức đạm Whey thủy phân cao năng lượng (1kcal/ml) và chế độ ăn bổ sung phù hợp theo lứa tuổi trong thời gian nằm tại khoa Nội Tim mạch. Kết quả: Trước khi xuất viện, năng lượng và protein đạt được tương ứng là 131kcal/kg/ngày và 3,5g/kg/ngày tương đương 87% và 88% so với mục tiêu.
Tăng cân trung bình là 38g/ngày. Có 26,7% trẻ có các triệu chứng đường tiêu hóa nhưng đều được cải thiện nhanh chóng. Kết luận: Việc sử dụng sữa công thức đạm Whey thủy phân có đậm độ năng lượng cao cùng với hướng dẫn chế độ ăn bổ sung đúng đã tăng lượng năng lượng và protein tiêu thụ, giúp tăng cân với khả năng dung nạp tốt.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Phẫu thuật tim, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, whey thủy phân cao năng lượng.
Tài liệu tham khảo
narrative review. Pediatr Med, 2021, 4(0).
2. Scheeffer V.A., Ricachinevsky C.P., Freitas A.T., et al. Tolerability and Effects of the Use of
Energy-Enriched Infant Formula After Congenital Heart Surgery: A Randomized Controlled Trial.
JPEN J Parenter Enteral Nutr, 2020, 44(2), 348-354.
3. Minor G., Ochoa J.B., Storm H., et al. Formula Switch Leads to Enteral Feeding Tolerance Improvements in Children With Developmental Delays. Glob Pediatr Health, 2016, 3, 2333794X16681887.
4. Smith C., McCabe H., Macdonald S., et al. Improved growth, tolerance and intake with an
extensively hydrolysed peptide feed in infants with complex disease. Clin Nutr, 2018, 37(3),
1005-1012.
5. Schwalbe-Terilli C.R., Hartman D.H., Nagle M.L., et al. Enteral feeding and caloric intake in
neonates after cardiac surgery. Am J Crit Care Off Publ Am Assoc Crit-Care Nurses, 2009, 18(1),
52-57.
6. Hong B.J., Moffett B., Payne W., et al. Impact of postoperative nutrition on weight gain in
infants with hypoplastic left heart syndrome. J Thorac Cardiovasc Surg, 2014, 147(4), 1319-1325.
7. Hoàng Thị Tín, Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Phước Mỹ Linh. Tình trạng dinh dưỡng ở
trẻ bị tim bẩm sinh trước và sau phẫu thuật chỉnh tim, Tạp chí y học TP.Hồ Chí Minh, 2014, 8, 54-65.
8. Marino L.V., Eveleens R.D., Morton K., et al. Peptide nutrient-energy dense enteral
feeding in critically ill infants: an observational study. J Hum Nutr Diet Off J Br Diet Assoc, 2019,
32(3), 400-408.
9. Pillo-Blocka F., Adatia I., Sharieff W., et al. Rapid advancement to more concentrated
formula in infants after surgery for congenital heart disease reduces duration of hospital stay:
a randomized clinical trial. J Pediatr, 2004, 145(6), 761-766.
10. Zhang H., Gu Y., Mi Y., et al. High-energy nutrition in paediatric cardiac critical care
patients: a randomized controlled trial. Nurs Crit Care, 2019, 24(2), 97-102.