TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG TĂNG CLO MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng clo máu ở bệnh nhân
sốc nhiễm trùng điều trị tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu, bao gồm 94 bệnh nhân được chẩn đoán sốc
nhiễm trùng tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo dõi đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, lượng dịch và loại dịch truyền, thu thập giá trị clo máu trong 3 ngày đầu. Xác định
tỷ lệ bệnh nhân tăng clo máu và các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng clo máu ở các bệnh
nhân sốc nhiễm trùng. Kết quả: Nghiên cứu trên 94 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng
có tuổi trung vị là 14,5, tỷ lệ nam là 56,4%, tỷ lệ tử vong là 25,5%. Tỷ lệ tăng clo trong 3 ngày đầu
là 48,9%, trong đó tỷ lệ trong ngày đầu tiên, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 lần lượt là 18,9%, 35,1%
và 22,1%. Lượng muối đẳng trương được dùng để hồi sức trong ngày đầu tiên của nhóm tăng
clo cao hơn nhóm không tăng clo (50,57 ml/kg và 23,66 ml/kg, p=0,006), có mối tương quan
đồng biến giữa lượng muối đẳng trương được dùng trong ngày đầu tiên với nồng độ clo máu
ngày 2 và ngày 3 với hệ số tương quan lần lượt là 0,409 và 0,246. Nhóm bệnh nhân tăng clo có
tuổi trung bình thấp hơn nhóm không tăng clo. Tiền sử đẻ non cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ
tăng clo máu với OR = 4,714 (1,221-18,201, p=0,016). Phân tích đa biến chỉ có truyền một lượng
lớn dịch muối đẳng trương và tiền sử đẻ non là những yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng clo máu.
Kết luận: Tăng clo máu là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng sau hồi sức.
Truyển một lượng lớn dịch muối đẳng trương trong ngày đầu và tiền sử đẻ non là những yếu tố
liên quan đến tăng clo máu.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Sốc nhiễm trùng, tăng clo máu, toan chuyển hóa tăng clo máu do dịch truyền
Tài liệu tham khảo
acute kidney injury in pediatric patients with septic shock. Intensive Care Med, 44(11), 2004-
2005.
2. Berend K., van Hulsteijn L.H., and Gans R.O.B. (2012). Chloride: the queen of electrolytes?. Eur J Intern Med, 23(3), 203-211.
3. Nagami G.T. (2016). Hyperchloremia - Why and how. Nefrología, 36(4), 347-353.
4. Skellett S., Mayer A., Durward A., et al. (2000). Chasing the base deficit: hyperchloraemic
acidosis following 0.9% saline fluid resuscitation. Arch Dis Child, 83(6), 514-516.
5. Trần Minh Điển (2010), Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong
sốc nhiễm khuẩn trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Singh S., Kerndt C.C., and Davis D. (2021). Ringer’s Lactate. StatPearls. StatPearls Publishing,
Treasure Island (FL).
7. Gheorghe C., Dadu R., Blot C., et al. (2010). Hyperchloremic metabolic acidosis following
resuscitation of shock. Chest, 138(6), 1521-1522.
8. Lima MF, Neville IS, Cavalheiro S, et al. (2019). Balanced Crystalloids Versus Saline for
Perioperative Intravenous Fluid Administration in Children Undergoing Neurosurgery:
A Randomized Clinical Trial. J Neurosurg Anesthesiol.31(1):30-35.
9. Disma N., Mameli L., Pistorio A., et al. (2014). A novel balanced isotonic sodium solution vs
normal saline during major surgery in children up to 36 months: a multicenter RCT. Paediatr
Anaesth, 24(9), 980-986.