ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ SƠ SINH

Nguyễn Thị Quỳnh Nga1
1 Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK) ở trẻ sơ sinh. Đối tượng nghiên cứu: 133 trẻ sơ sinh được chẩn đoán và điều trị VMNNK tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2019 đến 30/06/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Trong số 133 bệnh nhân, 32 trẻ sơ sinh được
chẩn đoán VMNNK sớm chiếm tỷ lệ 24%. Trẻ đẻ non mắc VMNNK sớm nhiều hơn trẻ đủ tháng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: thay đổi nhệt độ (63,1%), vàng da (53,3%) hay gặp ở trẻ đủ tháng; suy hô hấp (60,2%), thay đổi nhịp tim (60,2%), bú kém (95,5%), bỏ bú (61,7%), li bì (42,8%) hay gặp ở trẻ non tháng. Giá trị CRP tăng với trung vị là 31,4(81,6) mg/l. Đặc điểm dịch
não tủy với số lượng tế bào có trung vị là 78 (49-415) tế bào/mm3 , protein là 1,37 (0,97-2,27) g/l, glucose là 2,55 (1,75-3,18) mmol/l. 6/133 (4,5%). Bệnh nhân có kết quả cấy dịch não tủy dương tính. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của VMNNK sơ sinh thường không đặc hiệu và giống bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Trẻ sơ sinh có biểu hiện nhiễm trùng cần được nghĩ tới nguyên nhân VMNNK và nên được chọc DNT sớm. Kết quả nuôi cấy DNT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhưng tỷ lệ dương tính còn thấp.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Furyk JS, Swann O, Molyneux E. Systematic review: neonatal meningitis in the developing world. Trop Med Int Health. 2011;16(6):672-679.
2. Klinger, G., Chin, C. N., Beyene, J. & Perlman, M. Predicting the outcome of neonatal bacterial meningitis. Pediatrics 106, 477-482 (2000).
3. Tiskumara, R. et al. Neonatal infections in Asia. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed94, F144-148 (2009).
4. Collaborative Study Group for Neonatal Bacterial Meningitis. [A multicenter epidemiological study of neonatal bacterial meningitis in parts of South China]. Zhonghua Er Ke Za Zhi56, 421–428 (2018).
5. Aletayeb, M. H., Ahmad, F. S. & Masood, D. Eleven-year study of causes of neonatal bacterial meningitis in Ahvaz, Iran. Pediatr Int52, 463-466 (2010).
6. Pong, A. & Bradley, J. S. Bacterial meningitis and the newborn infant. Infect Dis Clin North Am13, 711-733, viii (1999).
7. Xu, M. et al. Etiology and Clinical Features of Full-Term Neonatal Bacterial Meningitis: A Multicenter Retrospective Cohort Study. Front. Pediatr.7, (2019).
8. Tiker F, Tarcan A, Kilicdag H, Gürakan B. Early onset conjugated hyperbilirubinemia in newborn infants. The Indian Journal of Pediatrics. 2006;73(5):409-412.
9. Kim, K. S. Neonatal bacterial meningitis. NeoReviews16, e535-e543 (2015).
10. The Collaborative Group For Neonatal Meningitis Study TC, Liu CQ. [Epidemiology of neonatal purulent meningitis in Hebei Province, China: a multicenter study]. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi. 2015;17(5):419-424.
11. Tan, J. et al. Clinical Prognosis in Neonatal Bacterial Meningitis: The Role of Cerebrospinal Fluid Protein. PLoS One10, e0141620 (2015).
12. Garges HP, Moody MA, Cotten CM, et al. Neonatal meningitis: what is the correlation among cerebrospinal fluid cultures, blood cultures, and cerebrospinal fluid parameters? Pediatrics. 2006;117(4):1094-1100.
13. Wang Y, Guo G, Wang H, et al. Comparative study of bacteriological culture and real-time fluorescence quantitative PCR (RT-PCR) and multiplex PCR-based reverse line blot (mPCR/
RLB) hybridization assay in the diagnosis of bacterial neonatal meningitis. BMC Pediatr. 2014;14:224.