NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SUY TIM CẤP Ở TRẺ EM
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Suy tim cấp (STC) là tình trạng cơ tim mất đột ngột khả năng cung cấp lưu lượng máu nên không đáp ứng được các nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Nguyên nhân STC đa dạng và thay đổi theo lứa tuổi, triệu chứng thường không điển hình, vì vậy khi vào cấp cứu thường ở giai đoạn nặng, tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu: mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân STC
ở trẻ em. Đối tượng nghiên cứu: gồm 70 bệnh nhân được chẩn đoán STC tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thời gian: 1/8/2017 - 31/8/2018. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Nhóm tuổi STC gặp nhiều nhất < 12 tháng tuổi (67,2%), tỷ lệ nam/nữ là 1.2 : 1. Nguyên nhân hàng đầu gây STC là nhóm các bệnh lý về cơ tim (80%). Triệu chứng khởi phát STC chủ yếu là
khó thở chiếm tỷ lệ 82,9%, tím tái 52,9%, tiếp theo là vật vã kích thích chiếm tỷ lệ trên 30%, ho, khò khè 20%, nôn 12,86%, hôn mê 7,14%, đau bụng và tiêu chảy 8,57%, sốt. Bệnh nhân STC vào khoa cấp cứu Hồi sức với biểu hiện nhịp tim nhanh 98,6%, CVP tăng 90%, diện tim to và gan to 80%, nhịp ba, nhịp ngựa phi 64,3%. Cận lâm sàng Pro BNP tăng (100%), trung bình 5597±2258 pg/ml, Troponin I tăng (90%), trung bình 8,25±2,99 ug/l, Xquang tim to chỉ số tim ngực tăng (84,1%), siêu âm tim phân suất tống máu EF giảm < 50% (68,1%). Kết luận: STC gặp chủ yếu trẻ <12 tháng tuổi, nguyên nhân hàng đầu là nhóm bệnh lý cơ tim, triệu chứng lâm sàng đa dạng, tình trạng nặng nhập viện là suy hô hấp, suy tim nặng.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Suy tim ở trẻ em, suy tim cấp ở trẻ em.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), “Nghiên cứu nguyên nhân, một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả xử lý ban đầu sốc tim
trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, tr. 18 - 20.
3. Đinh Quang Tuấn (2005), “Khảo sát nguyên nhân và đánh giá diễn tiến lâm sàng trong điều trị suy tim sung huyết ở trẻ em”, Tạp chí Nhi khoa
tập 14 số đặc biệt 2006, tr 227 - 233.
4. Scott M. Macicek, MD,aCharles G. Macias, MD (2009) “Acute Heart Failure Syndromes in the Pediatric Emergency Department”, American
Academy of Pediatrics.
5. Solmon Gebremariam và Tamirat Moges (2016), “Pediatric Heart Failure, Lagging, and Sagging of Care in Low Income Settings: A Hospital
Based Review of Cases in Ethiopia”, Hindawi Publishing Corporation Cardiology Research and Practice Volume 2016, Article ID 7147234, 7 pages.
6. R. D. Ross, R. O. Bollinger, and W. W. Pinsky, “Grading the severity of congestive heart failure in infants,” Pediatric Cardiology, vol. 13, no. 2, pp.
72-75, 1992.
7. M. U. Anah, O. E. Antia-Obong, C. O. Odigwe, and V. O. Ansa, “Heart failure among paediatric emergencies in Calabar, South Eastern Nigeria,”
Mary Slessor Journal of Medicine, vol. 4, no. 1, pp. 58-62, 2004.
8. Laothavorn,P., et al., Thai Acute decompensated Heart Failure Registry (Thai ADHERE). CVD Prevention and Control, 2010.5.p.89-95.
9. Wong DT et al. (2011). “Effectiveness of seriall increases in amino-terminal pro-B-type natriuretic peptide levels to indicate the need for mechanical circulatory support in children with acute decompensated heart failure”, am j cardiol; 107(4); 573 - 8.
10. Tobias JD (2011), “B - type natriuretic peptide: diagnostic and therapeutic applications in infants and chidren”, J Intensive Care Med 26(3): 138 - 95.
11. Ngô Anh Vinh (2015), “Nghiên cứu giá trị của peptide lợi niệu typ B (NT - Pro BNP) trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em”, tạp chí Y học Việt
Nam tập 441, tháng 4 - số 2/2016, tr 109 - 113.