ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÚM A CÓ ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN TẠI TRUNG TÂM QUỐC TẾ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trịnh Thị Hiền, Trần Thanh Tú, Nguyễn Thị Bích Hạnh, NguyễnThị Huyền Sâm, Nguyễn Huy Khánh, Nguyễn Tân Hùng, Đỗ Thị Xuân

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn trong nhiễm khuẩn hô hấp do cúm A ở trẻ em tại Trung tâm Quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương.


Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do cúm A được xác định bằng test nhanh điều trị tại Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi Trung ương và được cấy dịch tỵ hầu (DTH) khi nhập viện từ  01/12/2020 đến 30/11/2022.


Kết quả: Trong số 243 bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh Nam/Nữ là 1,5/1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiếm 93,4%. Tỷ lệ nhập viện vì viêm phế quản là 42,4%, viêm phổi là 25,1%. Số lượng bạch cầu >10.000/mm3 là 61,3%,  nồng độ CRP tăng > 6 mg/l là 60,0%, hình ảnh X-quang dày thành phế quản hay gặp nhất 69,9%. Tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn bằng phương pháp cấy dịch tỵ hầu chiếm 43,2%, trong đó hay gặp là Haemophilus influenza (68,6%), Moraxella catarrhalis (19,0%), Streptococcus pneumonia (11,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giữa 2 nhóm đồng nhiễm và không đồng nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ cấy dương tính cao hơn ở trẻ có tổn thương nhiều vị trí trên đường hô hấp. Và nhóm cấy DTH dương tính có thời gian nằm viện dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cấy DTH âm tính.


Kết luận: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do cúm A thường gặp trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng đồng nhiễm vi khuẩn là cao và hay gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenza. Thời gian nằm viện ở nhóm cấy DTH dương tính dài hơn nhóm cấy DTH âm tính.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Jia L, Xie J, Zhao J et al. Mechanisms of Severe Mortality-Associated Bacterial Co-infections Following Influenza Virus Infection. Front Cell Infect Microbiol 2017;7:388. https://doi.org/10.3389/fcimb.2017.00338
2. McCullers JA. The co-pathogenesis of influenza viruses with bacteria in the lung. Nat Rev Microbiol 2014;12(4):252-262. https://doi.org/10.1038/nrmicro3231
3. Bakaletz LO. Viral–bacterial co-infections in the respiratory tract. Current Opinion in Microbiology 2017;35:30-35. https://doi.org/10.1016/j.mib.2016.11.003
4. Quyết định 2762/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phòng lây nhiễm cúm A H1N1. Accessed February 17, 2024. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2762-QD-BYT-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phong-lay-nhiem-cum-A-H1N1-92439.
5.Vũ Duy Dũng. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, lâm sàng và cận lâm sàng của cúm A/ H1N1 ở trẻ em tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương năm 2009.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Y Hà Nôi. 2010.
6. Jain S, Kamimoto L, Bramley AM et al. Hospitalized Patients with 2009 H1N1 Influenza in the United States, April–June 2009. N Engl J Med 2009;361(20):1935-1944. http://dx.doi.org/10.1056/NEJMoa0906695
7. Long SS, Pickering LK, Prober CG. Principles and Practice of Pediatric Infectious Disease. Elsevier Health Sciences; 2012:1130 -1138.
8. Hui DS, Lee N, Chan PKS. Clinical Management of Pandemic 2009 Influenza A(H1N1) Infection. Chest 2010;137(4):916-925. https://doi.org/10.1378/chest.09-2344
9. Brealey JC, Sly PD, Young PR et al. Viral bacterial co-infection of the respiratory tract during early childhood. FEMS Microbiology Letters 2015;362(10):fnv062. https://doi.org/10.1093/femsle/fnv062
10.Rice TW, Rubinson L, Uyeki TM et al. Critical illness from 2009 pandemic influenza A virus and bacterial coinfection in the United States. Crit Care Med 2012;40(5):1487-1498. https://doi.org/10.1097/ccm.0b013e3182416f23