ỨNG DỤNG NỘI SOI PHẾ QUẢN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Thu Nga Nguyễn1, Đăng Việt Phùng1, Thanh Chương Lê1, Tùng Lâm Vũ1, Duy Vũ Trần1, Thị Kim Thanh Đặng1, Thị Sen Đỗ1, Thị Minh Phượng Nguyễn1, Thị Kim Dung Trần1, Thị Phương Thảo Đào1, Tràng Tuân Đoàn1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các chẩn đoán, chỉ định trước nội soi phế quản (NSPQ), đánh giá kết quả sau soi phế quản ống mềm


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 1643 trường hợp NSPQ ống mềm trong thời gian 2 năm từ 1/1/2022-30/12/2023 tại Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương


Kết quả: 1643 trường hợp trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi được thực hiện NSPQ ống mềm với 1296 ca số ca soi chẩn đoán (78,9%) và 347 (21,1% ) ca soi can thiệp. Lý do NSPQ chủ yếu là theo dõi bất thường đường thở (hẹp khí quản, khò khè, thở rít kéo dài) (30,3%), viêm phổi kéo dài, tái diễn (27,4%), nghi ngờ dị vật đường thở (11,6%). Kết quả sau soi: bất thường đường thở (51,9%), trong đó chủ yếu là hẹp hạ thanh môn/ khí phế quản do sẹo (30,4%), mềm sụn thanh quản (19,5%), mềm phế quản (13,2%). Thủ thuật can thiệp hay gặp nhất: nong sẹo hẹp (142 ca), gắp dị vật đường thở (98 ca). Căn nguyên vi khuẩn phân lập trong dịch rửa phế quản: Pseudomonas aeruginosa 2,5%, Klebsiella pneumonia 16,9%, Klebsiella aerogenes 15,4%, Streptococcus pneumonia 10,0% tổng số mẫu bệnh phẩm nuôi cấy.


Kết luận: NSPQ là công cụ quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp, giúp phát hiện các bất thường giải phẫu đường thở, lấy bệnh phẩm làm các căn nguyên vi sinh, và điều trị can thiệp giải quyết tắc nghẽn đường thở.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Wood RE, Sherman JM. Pediatric flexible bronchoscopy. Ann Otol Rhinol Laryngol 1980;89(5 Pt 1):414‐416. https://doi.org/10.1177/000348948008900506
2. Sachdev A, Chhawchharia R. Flexible fberoptic bronchoscopy in pediatric practice. Indian Pediatr 2019;56(7):587‐593.
3. Albert Faro, Robert E. Wood, Michael S. Schechter et al. Ofcial American Thoracic Society Technical Standards: Flexible Airway Endoscopy in Children. Am J Respir Crit Care Med 2015;191(9):1066-1080. https://doi.org/10.1164/rccm.201503-0474st
4. Brownlee KG, Crabbe DC. Paediatric bronchoscopy. Arch Dis Child 1997;77:272–275. https://doi.org/10.1136/adc.77.3.272
5. Schramm D, Yu Y, Wiemers A et al. Pediatric flexible and rigid bronchoscopy in European centers-availability and current practice. Pediatr Pulmonol 2017;52(11):1502‐1508. https://doi.org/10.1002/ppul.23823
6. Mohamed SAA, Metwally MMA, Abd ElAziz NMA et al. Diagnostic utility and complications of flexible fberoptic bronchoscopy in Assiut University Hospital: A 7-year experience. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis 2013;62(3):535-540. http://dx.doi.org/10.1016/j.ejcdt.2013.07.011
7. Valentina Agnese Ferraro, Baraldi E, Stabinger D et al. Pediatric flexible bronchoscopy: A single‐center report. Pediatr Pulmonol 2021;56(8):2634–2641. https://doi.org/10.1002/ppul.25458
8. Nguyễn Thị Ngọc, Lê Bình Bảo Tịnh, Trần Anh Tuấn và cộng sự. Vai trò nội soi phế quản ống mềm trong chẩn đoán và điều trị trẻ dưới 2 tuổi có khò khè kéo dài. Tạp chí Nhi khoa 2022;15(5):8-14
9. Yavuz S, Sherif A, Saif S et al. Indications, Efcacy, and Complications of Pediatric Bronchoscopy: A Retrospective Study at a Tertiary Center. Cureus 2023;15(6):e40888. https://doi.org/10.7759/cureus.40888
10. Eber E, L. Antón-Pacheco , de Blic J et al. ERS statement: interventional bronchoscopy in children. Eur Respir J 2017;50(6):1700901. https://doi.org/10.1183/13993003.00901-2017