KẾT QUẢ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NHIỄM HIV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022-2023
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 222 trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại Phòng khám ngoại trú - Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023 bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm của trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại Phòng khám Ngoại trú - Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023. (2) Kết quả tuân thủ điều trị ARV của trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023.
Kết quả: Đặc điểm của trẻ vị thành niên nhiễm HIV: trẻ có độ tuổi 17-18 tuổi chiếm 22,5%, tỉ lệ nam/nữ là 1/1,5, trẻ sống cùng với bố và hoặc mẹ là 77,5%, trẻ có trình độ học vấn tương đương với tuổi là 88,2%, trẻ có thời gian điều trị >10 năm là 60,8%, phác đồ điều trị bậc 1 là 87,4%, trẻ được bộc lộ hoàn toàn tình trạng nhiễm là 60,4%, có 1,5% trẻ được bộc lộ ở độ tuổi >=17 tuổi, có 88,2% trẻ không bộc lộ tình trạng nhiễm HIV cho người khác, 14% trẻ có bất thường về tâm thần, 32% trẻ chưa tham các lớp sinh hoạt tư vấn về HIV, chỉ có 4,5% trẻ biết biện pháp dự phòng phơi nhiễm với HIV, sự kì thị là 10,4%, nhu cầu chuyển tuyến là 17,1%. Kết quả về tuân thủ điều trị ARV: tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (dưới 20 bản sao/ml) là 90,1%, tình trạng miễn dịch có 88,3% bình thường hoặc suy giảm không đáng kể, tỉ lệ tuân thủ điều trị chung là 84,2%.
Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV của trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú- Bệnh viện Nhi Trung ương còn chưa cao.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
HIV, trẻ vị thành niên, tuân thủ điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trẻ nhiễm HIV/AIDS. 2022.
3. Nguyễn Lệ Chinh, Phạm Thu Hiền. Tuân thủ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú, Bệnh viện Nhi Trung ương (2020 - 2021). Tạp chí Y học Việt Nam 2022;512(1):225-229.
4. Cục Phòng Chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế. Số liệu HIV/AIDS và tử vong, điều trị ARV đến hết năm 2020. Báo cáo tổng kết công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, 2021.
5. Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương. Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhiễm HIV tại khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y tế công cộng 2021;26(2).
6. Nguyễn Ngọc Quý. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS trung tâm y tế Trần Yên- Yên Bái, in Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1.
7. Văn Quang Tân. Kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống HIV ở thân nhân người nhiễm HIV tại huyện Bầu Bảng và Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương 2018. Hội thảo công nghệ và kĩ thuật ngành y tế tỉnh Bình Dương năm 2022.
8. Haberer JE, Cook A, Walker S et al. Excellent adherence to antiretrovirals in HIV+ Zambian children is compromised by disrupted routine, HIV nondisclosure, and paradoxical income effects. PLoS One, 2011;6(4):p.e18505. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0018505
9. Menon A, Glazeberook C, Campain N et al. Mental health and disclosure of HIV status in Zambian adolescents with HIV infection: implications for peer-support programs. J Acquir Immune Defc Syndr 2007;46(3):349-354. https://doi.org/10.1097/qai.0b013e3181565df0
10. Musisi S, Kinyanda E. Emotional and behavioural disorders in HIV seropositive adolescents in urban Uganda. East Afr Med J 2009;86(1):16-24. https://doi.org/10.4314/eamj.v86i1.46923
11. Ndongmo TN, Ndongmo CB, Michelo C. Sexual and reproductive health knowledge and behavior among adolescents living with HIV in Zambia: a case study. Pan Afr Med J 2017;26:71. https://doi.org/10.11604/pamj.2017.26.71.11312
12. WHO, HIV data and statistics. Global HIV Programme, 2022. https://www.who.int/teams/global-hiv-hepatitis-and-stisprogrammes/hiv/strategic-information/hivdata-and-statistics.