NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NÃO Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Thị Hạnh Chân Trần1, Thị Thanh Tuyền Nguyễn2, Hữu Châu Đức Nguyễn2
1 Bệnh viện Trung ương Huế
2 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm não là tình trạng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương có tỷ lệ tử vong hoặc di chứng cao. Việc nắm bắt các yếu tố liên quan đến mức độ nặng, kết quả điều trị của bệnh có ý nghĩa lớn trong việc tiên lượng bệnh nhân.


Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc điêm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh viêm não ở trẻ em.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các trẻ được chẩn đoán viêm não theo Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Viêm não quốc tế năm 2013 điều trị tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế từ năm 2021 đến năm 2023.


Kết quả: 46 trường hợp viêm não được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế. Độ tuổi bị viêm não chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ >5 tuổi, chiếm 56,5%, nam thường gặp hơn nữ, nông thôn gặp nhiều hơn thành phố. Sốt và thay đổi tri giác là 2 lý do vào viện thường gặp chiếm tỉ lệ lần lượt là 69,6% và 87,0%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp theo thứ tự là: sốt (100%), biếng ăn (91,3%), co giật (58,7%), cứng cổ (54,3%), thay đổi trương lực cơ (TLC) (52,2%), thóp phồng (50%), buồn nôn (45,7%). Không có mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, xét nghiệm điện giải đồ, CRP huyết thanh, đường máu cũng như đặc điểm tế bào và sinh hóa dịch não tủy với kết quả điều trị. Các triệu chứng yếu liệt chi, thay đổi TLC, rối loạn cơ tròn là các triệu chứng có giá trị tiên lượng bệnh. Thời gian nằm viện ≥ 14 ngày có nguy cơ di chứng hoặc tử vong/xin về của cao gấp 2,3 lần so với nhóm có thời gian nằm viện < 14 ngày. Glasgow lúc vào viện < 8 điểm có nguy cơ để lại di chứng hoặc tử vong/xin về cao gấp 6,8 lần so với glasgow ≥ 8 điểm. MRI sọ não bất thường có nguy cơ để lại di chứng hoặc tử vong/xin về của cao gấp 10,4 lần so với nhóm không có bất thường trên MRI sọ não


Kết luận: Trẻ nhập viện càng muộn, Glasgow lúc vào viện < 8 điểm, bất thường trên MRI sọ não là những yếu tố tiên lượng xấu.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thu Hương. Nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em Việt Nam, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2019.
2. Đỗ Duy Thanh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm não trẻ em, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y dược Huế 2018.
3. Banerjee B, Hafs M, Ullas VA. Acute encephalitis syndrome: Approach to a changing Paradigm. Pediatric Infectious Disease 2019;1(2):85-93. http://dx.doi.org/10.5005/jp-journals-10081-1210
4. Barbhuiyan S, Bezboruah G. A study of the outcome of acute encephalitis syndrome in children. International Journal of Contemporary Pediatrics 2021;8(11):1798-1803. https://doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20214148
5. Swaminathan DV, Santhanakrishnan APT, Nagarajan VP. Clinico-Etiological Profle of Children with Acute Encephalitis Syndrome-A Prospective Observational Study. Bahrain Medical Blletin 2021;43(4):666-669.
6. Kakoti G, Dutta P, Das BR et al. Clinical profle and outcome of Japanese encephalitis in children admitted with acute encephalitis syndrome. Boomed Res Int 2013;2013:152656. https://doi.org/10.1155/2013/152656
7. Khinchi YR, Kumar A, Yadav S. Study of acute encephalitis syndrome in children. Journal of College of Medical Sciences-Nepal 2010;6(1):7-13.
8. Kuntal M, Swarnkar K. Clinical Profle and Predictor of Adverse Outcome in Children with Acute Encephalitis Syndrome: A CrossSectional Study. Journal of Krishna Institute of Medical Sciences University 2020;9(1):18-26.
9. Marathe A, Goyal P, Mehta N. Predictors of Outcome in Children with Acute Encephalitis Syndrome: A Prospective Study. European Journal of Molecular and Clinical Medicine 2023;10(03):1188-1196.
10. Reddy MN, Belavadi G, Priyanka VH. Study on acute encephalitis syndrome in children and their correlation with clinical parameters and etiological factors. International Journal of Contemporary Pediatric 2029;6(6);2628-2633.
11. WHO 2013. WHO-recommended standards for surveillance of selected vaccinepreventable diseases. World Health Organization Department of Vaccines and Biologicals CH-1211 Geneva 27, Switzerland.
12. Adhikari A, Gajre M, Kothari R et al. Clinical profle and outcome of children admitted with acute encephalitis syndrome. Int J Contemp Pediatr 2021;8(1):60. https://doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20205506
13. Bagdure D, Custer JW, Rao S et al. Hospitalized children with encephalitis in the United States: a pediatric health information system database study. Pediatr Neurol 2026;61:58-62. https://doi.org/10.1016/j.pediatrneurol.2016.04.014
14. Chakrabarti SK, Das S, Debbarma AK. Clinical Profle and Short Term Outcome of Acute Encephalitis Syndrome in Children: An Observational Study from a Tertiary Care Centre, Tripura, India. Journal of Clinical anf Diagnostic Research 2022;16(3):SC06-SC10. https://doi.org/10.7860/JCDR/2022/51692.16111
15. Granerod J, Ambrose HE, Davies N et al. Causes of encephalitis and differences in their clinical presentations in England: a multicentre, population-based prospective study. The Lancet Infectious Diseases 2010;10(12):835-844. http://dx.doi.org/10.1016/S1473-3099(10)70222-X
16. Jmor F, Emssley H, Fischer M et al. The incidence of acute encephalitis syndrome in Western industrialised and tropical countries. Virol J 2008;5:1-13. https://doi.org/10.1186/1743-422x-5-134
17. Kakoti G, Das BR. Clinico-epidemiological characteristics of hospitalized acute encephalitis syndrome children and their correlation with case fatality rate. J Family Med Prim Care 2020;9(12):5948-5953. https://doi.org/10.4103/jfmpc.jfmpc_1645_20
18. Kholifa A, Rusmawatiningtyas D, Makrufardi F et al. Factors associated with mortality in intracranial infection patients admitted to pediatric intensive care unit: A retrospective cohort study. Ann Med Surg 2021;70:102884. https://doi.org/10.1016/j.amsu.2021.102884
19. Misra UK, Kalita J. Changing spectrum of acute encephalitis syndrome in India and a syndromic approach. Ann Indi Acad Neurol 2022;25(3):354-366. https://doi.org/10.4103/aian.aian_1117_21
20. Misra UK, Kalita J, Singh RK et al. A study of hyponatremia in acute encephalitis syndrome: a prospective study from a tertiary care center in India. J Intensive Care Med 2019;34(5):411-417. https://doi.org/10.1177/0885066617701422
21. Rayamajhi A, Ansari I, Ledger E et al. Clinical and prognostic features among children with acute encephalitis syndrome in Nepal; a retrospective study. BMC Infectious Diseases 2011;11:1-12.
22. Sambasivam E, Muthaiyan J, Mohan S et al. Clinical profle and predictors of outcome in children admitted to PICU with acute encephalitis syndrome”, International Journal of Contemporary Pediatrics 2017;4(4). http://dx.doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20172512
23. Tripathy SK, Mishra P, Dwibedi B et al. Clinico-epidemiological study of viral acute encephalitis syndrome cases and comparison to nonviral cases in children from Eastern India. J Glob Infect Dis 2019;11(1):7-12. https://doi.org/10.4103/jgid.jgid_26_18
24. Turner P, Suy K, Tan LV et al. The aetiologies of central nervous system infections in hospitalised Cambodian children. BMC Infect Dis 2017;17(1):1-9. https://doi.org/10.1186/s12879-017-2915-6
25. Venkatesan A, Tinkel AR, Bloch KC et al. Case defnitions, diagnostic algorithms, and priorities in encephalitis: consensus statement of the international encephalitis consortium. Clin Infect Dis 2013;57(8):1114-1128. https://doi.org/10.1093/cid/cit458