NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG Ở BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Mậu Thạch Nguyễn1, Đình Tuyến Nguyễn1, Hữu Châu Đức Nguyễn2, Duy Thanh Đỗ1
1 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi
2 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi vi rút Dengue. Bệnh lây truyền qua trung gian là muỗi Aedes aegypti. Theo thống kê đến năm 2020, có khoảng 3,6 tỷ người ở trên hơn 100 quốc gia sống trong vùng dịch tễ có vi rút Dengue lưu hành, hằng năm có khoảng 100 triệu trường hợp bệnh có biểu hiện lâm sàng, khoảng 2% đến 5% trong số đó là nặng. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng biểu hiện bằng tình trạng thất thoát huyết tương và rối loạn đông máu, có khả năng dẫn đến truỵ tim mạch, sốc (khoảng từ 1-5%) nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể dẫn đến sốc kéo dài, suy đa phủ tạng và nguy hiểm đến tính mạng. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh Sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.


Mục tiêu: Xác định các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue.


Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu


Kết quả: Qua nghiên cứu 265 bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và khoa Hồi sức tích cực Bệnh viên Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 6/2020 - 5/2021, chúng tôi rút ra một số kết quả sau: Nhóm SXHD chiếm 52,1%, nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo chiếm 45,3% và SXHD nặng chiếm tỷ lệ 2,6%.


Kết luận: Các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi mắc sốt xuất huyết Dengue là: xuất huyết trên da, buồn nôn và nôn, đau bụng vùng gan, gan lớn, số lượng bạch cầu <5x109/L, Hct ≥45%, AST, ALT tăng và có dấu thoát dịch trên siêu âm.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, 2019. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue.
2. Bộ Y tế, 2021. Quyết định ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021.
3. Cục Y tế dự phòng, 2020. Tình hình dịch bệnh Sốt xất huyết và các biện pháp phòng chống trọng tâm, truy cập ngày 10/10/2021, tại trang web https://vncdc.gov.vn/fles/article_attachment/2020/9/2-cuc-ytdp-baitrinh-bay-hoi-nghi-sxh-1992020-final-1(1).pdf.
4. Tô Đình Ngọc Diệu. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Sốt xuất huyết Dengue thừa cân, béo phì tại Bệnh viện Nhiệt đới, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 2019.
5. Amudhan M. Mythreyee M. Dengue Virus. Emerging and Reemerging Viral Pathogens 2020:281-359. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-819400-3.00016-8.
6. WHO. Guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control Dengue, Geneva,Switzerland, 2009:91-108.
7. WHO. Comprehensive Guidelines for Prevention and Control of Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever”, Regional Ofce for South-East Asia, World Health Organization, World Health House, India, 2011.
8. WHO. Handbook World Health Organization And Special Programme For Research And Training In Tropical Diseases, Handbook for CliniCal Management of Dengue, Geneva, Switzerland, 2012.
9. Adane T, Getawa S. Coagulation Abnormalities in Dengue fever infection: A systematic review and meta-analysis, PloS Negl Trop Dis 2021;15(8):p.e0009666. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0009666