BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG THANG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN & BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Văn Niệm Đỗ1, Thanh Tuấn Đặng2, Thị Thu Thúy Lê1
1 Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Nhi đồng 1
2 Phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi đồng 1

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Giới thiệu: Công cụ đánh giá tốt là điều kiện cần để hỗ trợ các nhóm cải tiến và đảm bảo chất lượng hoạt động cải tiến. Mục tiêu: Thiết kế mẫu đánh giá đề án và báo cáo kết quả cải tiến theo thang điểm định lượng. Phương pháp: Kết hợp tổng quan tài liệu với thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia để xây dựng thang đo, đánh giá giá trị nội dung và giá trị diễn đạt. Phân tích tỷ số giá trị nội dung (CVR) và điểm số ảnh hưởng (IIS) của từng mục để quyết định nội dung được giữ lại. Kết quả: Toàn bộ 22 mục của mẫu đánh giá đề án đạt yêu cầu với CVR>0,6. IIS của các mục 1.6, 2.1b, 3.3 và 3.5 ở ngay dưới ngưỡng 1,5 đối với tiêu chí “quan trọng”. Tương tự như vậy ở mục 2.1c đối với tiêu chí “cần thiết”. Đối với mẫu đánh giá báo cáo hoạt động cải tiến: Có 3 mục là 3.3, 3.4 và 3.5 không đạt yêu cầu CVR > 0,49 và IIS > 1,5 ở tiêu chí “quan trọng” và “cần thiết” (mục 3.3 và 3.5). Những mục này không đảm bảo giá trị diễn đạt nhưng là nội dung bắt buộc trong chuẩn đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước, nên được giữ lại trong biểu mẫu cuối cùng. Kết luận: Thang đánh giá đề án và báo cáo cải tiến đảm bảo yêu cầu cơ bản về giá trị nội dung nên có thể sử dụng. Cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện giá trị diễn đạt và đánh giá thêm về giá trị cấu trúc.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Goodman D, Ogrinc G, Davies L et al (2016). Explanation and elaboration of the SQUIRE (Standards for Quality Improvement Reporting Excellence) Guidelines, V. 2.0: examples of SQUIRE elements in the healthcare improvement literature. BMJ Qual Saf; 25:7
2. Heather C Kaplan, Lloyd P Provost, Craig M Froehle, Peter A Margolis (2012). The Model for Understanding Success in Quality (MUSIQ): building a theory of context in healthcare quality improvement. BMJ Qual Saf; 21:13e20. doi:10.1136/bmjqs-2011-000010.
3. Leviton LC, Khan LK, Rog D et al (2010). Evaluability assessment to improve public health policies, programs, and practices. Annu Rev Public Health; 31:213-33.
4. Coly A, Parry G (2017). Evaluating Complex Health Interventions: A Guide to Rigorous Research Designs. Academy Health. http://www.academyhealth.org/evaluationguide.
5. Gareth Parry, Astou Coly, Don Goldmann, Alexander K. Rowe, Vijay Chattu Loiudice, Mihajlo Rabrenovic, and Bejoy Nambiar (2018). Practical recommendations for the evaluation of improvement initiatives. International Journal for Quality in Health Care, 30 (S1), 29–36. doi: 10.1093/intqhc/mzy021.
6. Đỗ Huân (2016). Phụ lục 12: Mẫu đánh giá đề án, trong: Nhà đào tạo sành sỏi. Nxb Lao động, tr. 446-449.
7. C. H. Lawshe (1975). A quantitative approach to content validity. Personel Psychology, 28: 563-575.
8. Zamanzadeh V, Ghahramanian A, Rassouli M, Abbaszadeh A, et al (2015). Design and Implementation Content Validity Study: development of an instrument for measuring Patient-Centered Communication. Journal of Caring Sciences, 4(2): 165-178. DOI: 10.15171/jcs.2015.107.