THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA BỆNH NHÂN NHI TẠI TỈNH LÀO CAI NĂM 2020 - 2022

Phùng Thị Bích Thủy1, Vũ Thị Tâm1, Nguyễn Thị Thanh Phúc1, Đỗ Thu Hường1, Quách Thị Hoa1, Nguyễn Văn Khiêm1, Hoàng Thị Nguyệt2, Trần Hoàng Kiên2, Phạm Thu Hiền1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chẩn đoán và điều trị tiêu chảy cấp ở bệnh nhi tỉnh Lào Cai năm 2020-2021.
Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 27 bệnh án hồi cứu và 291 bệnh án và mẫu phân theo tiến cứu trẻ em Lào Cai có tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai và 8 Trung tâm Y tế huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Các bệnh nhi có độ tuổi dưới 16 tuổi mắc tiêu chảy, thời gian từ tháng 1/2020 đến 12/2021, với các triệu chứng được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn của BYT.
Kết quả: Tiêu chảy cấp gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, chủ yếu ở độ tuổi dưới 2 tuổi với 96,3% ở nhóm hồi cứu và 76,63% ở nhóm tiến cứu. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở nhóm tiến cứu thực hiện bằng kỹ thuật realtime PCR đa mồi phát hiện 69/291 (23,71%). Trong đó, vi khuẩn, Campylobacter spp., Clostridium difficile toxin B là 2 vi khuẩn có tỷ lệ cao nhất với 20 trường hợp, Aeromonas spp, Salmonella spp., Shigella spp./EIEC dương tính với 8-9 trường hợp. Vi khuẩn đồng nhiễm phát hiện 1 trường hợp Shigella spp. / EIEC, và Aeromonas spp. và 1 trường hợp Campylobacter spp. và Aeromonas spp. Triệu chứng lâm sàng tiêu chảy gặp chủ yếu với 312/318 trường hợp chiếm 98,11% các triệu chứng khác như: sốt, nôn, buồn nôn chiếm từ 30% trở lên, các triệu chứng ít hơn có đau bụng, chướng bụng mất nước … Biện pháp điều trị chủ yếu là kháng sinh, bù điện giải và dùng các sản phẩm probiotic hỗ trợ.
Kết luận: Tiêu chảy cấp là bệnh hay gặp ở trẻ em với triệu chứng lâm sàng đa dạng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Lào Cai. Tác nhân vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Campylobacter spp., Clostridium difficile toxin B tiếp đến là Aeromonas spp, Salmonella spp., Shigella spp./EIEC. Ứng dụng kỹ thuật realtime PCR đa mồi có thể phát hiện được nhiều tác nhân cùng lúc có ý nghĩa sàng lọc sớm và hỗ trợ trong điều trị. Khai thác một số thông tin liên quan tiền sử của trẻ giúp chẩn đoán và điều trị, cần được quan tâm cải thiện.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức Y tế Thế giới. Kỹ năng giám sát điều
trị tiêu chảy, chương trình phòng chống
bệnh tiêu chảy 2007.
2. Bộ Y tế. Tài liệu hướng giảng dạy xử trí Bệnh
tiêu chảy ở trẻ em, Hà Nội 2010.
3. Phạm Thị Hà Giang, Nguyễn Vân Trang,
Lê Thị Hồng Nhung, Phạm Xuân Ninh,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Trần Hiển.
Phát hiện tác nhân vi khuẩn và virus gây tiêu
chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Thái Bình. Tạp
Chí Y Học Dự Phòng 2013;11(147):42-48
4. Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Nhu. Nghiên
cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi
tại xã Nghĩa An huyện Yên Nghĩa tỉnh Quảng
Ngãi 2007. Tạp chí Y học thực hành 2009;644-
645(2):1-4.
5. Nguyễn Văn Mẫn, Lê Thị Luân, Đặng Đức
Trạch, Huỳnh Phương Liên, Nguyễn Vân
Trang và cộng sự. Dịch tễ học và tình hình
mắc bệnh do virus Rota giám sát tại 6 bệnh
viện của Việt Nam. Tạp chí Y học Dự phòng
2001;4(51):7-12.
6. Nguyễn Phan Lương. Một số đặc điểm
dịch tễ học lâm sàng của tiêu chảy cấp do vi khuẩn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi
Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học
Y Hải Phòng 2018.
7. Trivedi TK, Desai R, Hall AJ et al. Clinical
characteristics of norovirus-associated
deaths: a systematic literature review. Am J
Infect Control 2013;41(7):654-657.
8. Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phác đồ điều trị Nhi
khoa, Nhà xuất bản Y học 2020:507-511.
https://doi.org/10.1016/j.ajic.2012.08.002
9. Bệnh viện Nhi Trung ương. Hướng dẫn xử
trí tiêu chảy ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học
2010.