MỘT SỐ RỐI LOẠN HUYẾT ĐỘNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ PHỔI

Hoàng Việt1, Lê Hồng Quang1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số rối loạn huyết động sớm và đánh giá một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật cầu nối chủ phổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 70 bệnh nhân dưới 5kg được phẫu thuật tim kín làm cầu nối chủ phổi đơn thuần. Bệnh nhân được ghi nhận các chỉ số huyết động và mô tả các rối loạn huyết động sớm trong vòng 48 giờ đầu sau mổ (giảm lưu lượng qua shunt, quá tải shunt, rò rỉ mao mạch), và ghi nhận các yếu tố liên quan. Các thông số huyết động được mô tả, so sánh giữa các nhóm biến chứng và đánh giá các yếu tố liên quan đến rối loạn
huyết động.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân gặp rối loạn huyết động trong vòng 48 giờ sau mổ chiếm 94%, có 37,1% bệnh nhân có tình trạng giảm lưu lượng shunt, 42,9% bệnh nhân có quá tải shunt, và tình trạng rò rỉ mao mạch gặp ở 54,3% bệnh nhân. Bệnh nhân có rò rỉ mao mao mạch sau mổ có nhịp tim và chỉ số vận mạch cao hơn các bệnh nhân còn lại. Bệnh nhân sơ sinh và bệnh nhân được mổ đường trung tâm có nguy cơ rò rỉ mao mạch cao hơn các bệnh nhân còn lại.
Kết luận: Bệnh nhân phẫu thuật cầu nối chủ phổi có rối loạn huyết động gặp tỷ lệ cao trong 48 giờ sau mổ. Tuổi sơ sinh và đường mổ trung tâm là yếu tố liên quan đến rò rỉ mao mạch sau phẫu thuật.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Hoffman JI, Kaplan S. The incidence
of congenital heart disease. J Am Coll
Cardiol 2002;39(12):1890-1900. https://doi.
org/10.1016/s0735-1097(02)01886-7
2. Pradat P, Francannet C, Harris JA et al. The
epidemiology of cardiovascular defects,
part I: a study based on data from three
large registries of congenital malformations.
Pediatr Cardiol 2003;24(3):195-221. https://
doi.org/10.1007/s00246-002-9401-6
3. Mellander M, Sunnegårdh J. Failure to
diagnose critical heart malformations
in newborns before discharge: an
increasing problem? Acta Paediatr
2006;95(4):407-413. https://doi.
org/10.1080/08035250500541910
4. Wren C, Reinhardt Z, Khawaja K. Twentyyear
trends in diagnosis of life-threatening
neonatal cardiovascular malformations. Arch
Dis Child Fetal Neonatal Ed 2008;93(1):F33-
35. https://doi.org/10.1136/adc.2007.119032
5. de-Wahl Granelli A, Wennergren M,
Sandberg K et al. Impact of pulse oximetry
screening on the detection of ductdependent
congenital heart disease: a
Swedish prospective screening study in
39.821 newborns. BMJ 2009;338:a3037.
https://doi.org/10.1136/bmj.a3037
6. Mellander M. Diagnosis and management
of life-threatening cardiac malformations
in the newborn. Semin Fetal Neonatal
Med 2013;18(5):302-310. https://doi.
org/10.1016/j.siny.2013.04.007
7. Singh Y, Mikrou P. Use of prostaglandins
in duct-dependent congenital heart
conditions. Arch Dis Child Educ Pract
Ed 2018;103(3):137-140. https://doi.
org/10.1136/archdischild-2017-313654
8. Williams J, Bansal A, Kim B et al. Two
thousand Blalock-Taussig shunts: a sixdecade
experience. Ann Thorac Surg
2007;84(6):2070-2075. https://doi.
org/10.1016/j.athoracsur.2007.06.067
9. Kiran U. The Blalock and Taussig Shunt
Revisited. Ann Card Anaesth 2017;20(3):323-
330.
10. Petrucci O, O’Brien S, Jacobs M et al. Risk
factors for mortality and morbidity after the
neonatal Blalock Taussig shunt procedure.
Ann Thorac Surg 2011;92(2):642 651. https://
doi.org/10.1016/j.athoracsur.2011.02.030
11. McKenzie E, Khan M, Samayoa A et
al. The Blalock Taussig shunt revisited:
A contemporary experience. J Am Coll
Surg 2013;216(4):699 704. https://doi.
org/10.1016/j.jamcollsurg.2012.12.027
12. Dirks V, Prêtre R, Knirsch W et al. Modified
Blalock Taussig shunt: a not-so-simple
palliative procedure. Eur J Cardiothorac
Surg 2013;44(6):1096-102. https://doi.
org/10.1093/ejcts/ezt172
13. Boehne M, Sasse M, Karch A et al. Systemic
inflammatory response syndrome after
pediatric congenital heart surgery: Incidence,
risk factors, and clinical outcome. J Card Surg
2017;32(2):116-125. https://doi.org/10.1111/
jocs.12879
14. Raja Abou Elella, Neil Umereta, Ismail
Alabari et al. The short- and long-term effect
of Blalock-Taussig shunt size on the outcome after first palliative surgery for cyanotic heart
diseases. Ann Saudi Med 2014;34(6):494-498.
https://doi.org/10.5144/0256-4947.2014.494
15. Sameh Ismail, Muneira Almazmi, Rajab
Khokhar et al. Effects of protocol-based
management on the post-operative
outcome after systemic to pulmonary shunt.
Egypt Heart J 2018;70(4):271-278. https://
doi.org/10.1016/j.ehj.2018.09.007
16. Nguyễn Hữu Minh. Nghiên cứu đặc điểm
huyết động và một số yếu tố liên quan tới
kết quả điều trị trong hồi sức sau phẫu thuật
Blalock - Taussig shunt tại Bệnh viện Nhi
Trung ương. Đại học Y Hà Nội 2018.