KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH CỰC NHẸ CÂN

Đặng Nguyễn Như Quỳnh1, Huỳnh Kim Quỳnh1, Huỳnh Thị Phương Anh1, Đào Trung Hiếu1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc do thủng ruột ở trẻ cực nhẹ cân.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu 15 trường hợp viêm phúc mạc ở trẻ cực nhẹ cân được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2021.
Kết quả: Từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2021, có 15 trường hợp gồm: 10 ca thủng ruột tự phát (SIP), 5 ca thủng ruột do viêm ruột hoại tử (NEC). Có 9 nam và 6 nữ với tuổi thai trung bình 27,4 tuần, cân nặng lúc sinh trung bình 827,3 gram (thấp nhất là 500 gram). 90% các trường hợp SIP có một lỗ thủng duy nhất ở hồi tràng. Thời gian bắt đầu có triệu chứng trung bình là 4,6 ngày tuổi ở SIP và 10,2 ngày tuổi ở NEC. Các rối loạn toàn thân và chiều dài ruột cắt bỏ ở trẻ viêm phúc mạc do SIP ít hơn so với do NEC. Tất cả các trường hợp đều có dẫn lưu ổ bụng trước mổ với thời gian dẫn lưu trung bình là 80,8 giờ. Không có biến chứng trong mổ. Biến chứng sau mổ có 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 1 trường hợp trong nhóm NEC tử vong do hoại tử toàn bộ ruột tiến triển. Thời gian trung bình bắt đầu cho ăn đường miệng là 6,8 ngày, cho ăn toàn phần là 33,3 ngày. Thời gian thở máy trung bình là 19,4 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 90,1 ngày.
Kết luận: Điều trị viêm phúc mạc do thủng ruột ở trẻ cực nhẹ cân với dẫn lưu ổ bụng từ trước và phẫu thuật sau khi điều chỉnh các rối loạn cho thấy hiệu quả và an toàn. Viêm phúc mạc do thủng ruột tự phát thường gặp ở trẻ cực nhẹ cân và có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Tiwari C, Sandlas G, Jayaswal S et al.
Spontaneous Intestinal Perforation in
Neonates. J Neonatal Surg 2015;4(2): 14.
2. Shah J, Singhal N, Silva O et al. Intestinal
perforation in very preterm neonates:
risk factors and outcomes. Journal of
Perinatology 2015;35(8):595–600. https://
doi.org/10.1038/jp.2015.41
3. Nan Ye, Yurong Yuan, Lei Xu et al. Successful
conservative treatment of intestinal
perforation in VLBW and ELBW neonates:
a single centre case series and review of
the literature. BMC Pediatrics 2019;19:255.
https://doi.org/10.1186/s12887-019-1641-1
4. Tagare A, Chaudhari S, Kadam S et al.
Mortality and morbidity in extremely low
birth weight (ELBW) infants in a neonatal
intensive care unit. Indian J Pediatr
2013;80(1):16-20. https://doi.org/10.1007/
s12098-012-0818-5
5. Erikci VS, Köylüoğlu G. Spontaneous
Intestinal Perforation in Prematurity: A Case
Report and Review of Literature. SOJ Surg
2017;4(2):1-3.
6. Wu CH, Tsao PN, Chou HC et al. Necrotizing
enterocolitis complicated with perforation
in extremely low birth-weight premature
infants. Acta Paediatr Taiwan 2002;43(3):127-
132.
7. Holland AJA, Shun A, Martin HCO et al.
Small bowel perforation in the premature
neonate: congenital or acquired?. Pediatr
Surg Int 2003;19(6):489–494. https://doi.
org/10.1007/s00383-003-0967-8
8. Kim ES, Brandt ML. Spontaneous intestinal
perforation of the newborn. Up to Date. Feb
2022.