THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ TRONG CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS TẠI NHÀ

Nguyễn Tiến Dũng1, Nguyễn Thị Liễu2
1 Đại học Thăng Long Hà Nội
2 Bệnh viện Đức Giang Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quản lý, chăm sóc và điều trị tiêu chảy tốt có thể cứu sống hàng triệu trẻ tiêu chảy cấp mỗi năm.
Mục tiêu: Đánh giá thực hành chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp do rotavirus của bà mẹ tại nhà.
Đối tượng và phương pháp: Phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp do rotavirus vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đức Giang từ 01/11/2020 đến 30/04/2021.
Kết quả: Trong số 360 bà mẹ được phỏng vấn có 197(54,72%) bà mẹ dưới 30 tuổi, 162(45,0%) bà mẹ là công nhân và 140(38,88%) bà mẹ có trình độ trung học phổ thông. Về xử trí ban đầu khi trẻ bị tiêu chảy, hơn ½ số bà mẹ tự điều trị tại nhà chiếm 56,39%. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ đi khám tại phòng khám chiếm 31,11%, trong khi đó vẫn còn 12,50% trẻ chưa được xử trí gì trước nhập viện. Đa số trẻ được uống dung dịch bù nước và điện giải (85,56%), sau đó đến men vi sinh (62,78%), kháng sinh (52,22%), Racecadotrin (36,67%), Smecta (32,22%), Imodium (6,38%), thuốc khác (4,44%) và không dùng thuốc gì (12,50%). Về vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 53,61%, tiếp đó đến rửa tay thường xuyên chiếm
25,83% và chỉ rửa khi thấy tay bẩn chiếm 20,56%. Đa số bà mẹ rửa ngay bằng nước sạch với xà phòng và lau khô cho trẻ tiêu chảy cấp sau mỗi lần đi ngoài chiếm 80,28%. Trong số 245 trẻ có bú bình, tỷ lệ bà mẹ luộc sạch bình trước mỗi bữa bú chiếm 26,53% và tỷ lệ bà mẹ pha sữa theo
đúng hướng dẫn là 84,08%. Tỷ lệ bà mẹ biết pha oresol đúng là 78,06% và cho trẻ uống oresol sau mỗi lần đi ngoài là 90,28%. Tuy nhiên cũng có tới 9,72% bà mẹ không cho uống oresol nữa khi thấy trẻ nôn.
Kết luận: Đa số bà mẹ biết cách pha oresol và cho trẻ uống bù nước và điện giải đúng ngay sau khi trẻ tiêu chảy. Các bà mẹ cũng thực hiện vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên vẫn còn hơn một nửa số bà mẹ đã cho trẻ uống kháng sinh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Kim Anh. Thực trạng dinh dưỡng
trẻ dưới 25 tháng tuổi tiêu chảy cấp và kiến
thức thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ
tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019, Luận
văn thạc sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y
dược Thái Bình 2020.
2. Đỗ Thị Kim Chi. Mô tả kiến thức về bệnh tiêu
chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy
cấp đang điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch
Mai năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân,
Trường Đại học Y Hà Nội 2013.
3. Nguyễn Thị Việt Hà. Khuyến cáo điều trị
tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tạp chí Nhi khoa
2013;7(1):28-29.
4. Phan Thị Cẩm Hằng. Khảo sát kiến thức thái
độ, kỹ năng sử dụng ORS của các bà mẹ có
con bị tiêu chảy cấp tại Khoa Nhi Bệnh viện
Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội 2017.
5. Nguyễn Thị Như Mai. Đánh giá kiến thức và
thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy
cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung
ương, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân điều
dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội 2006.
6. Harrell JE, Cheng SX. Inability to reduce
morbidity of diarrhea by ORS: can we design
a better therapy?. Pediatr Res 2018;83(3):559-
563. https://doi.org/10.1038/pr.2017.295
7. UNICEF, WHO và Bộ Y tế Việt Nam. Hướng
dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở
trẻ em (IMCI), Nhà xuất bản Y học 2010:68-73.
8. Momoh FE, Olufela OE, Adejimi AA et al.
Mothers’ knowledge, attitude and home
management of diarrhoea among children
under five years old in Lagos, Nigeria. Afr J Prim Health Care Fam Med 2022;14(1):3119.
https://doi.org/10.4102/ phcfm.v14i1.3119
9. Mumtaz Y, Zafar M, Mumtaz Z. Knowledge
attitude and practices of mothers about
diarrhea in children under 5 years. J Dow Uni
Health Sci 2014;8(1):3-6
10. Ndayisaba A, Uwizeyimana A, Tuyisenge
MJ et al. Knowledge and practices of
mothers on home management of diarrhoea
in under-fives children at selected primary
health care Centre, Rwanda: A descriptive
cross-sectional study. International Journal
of Africa Nursing Sciences 2022;17:100508.
https://doi.org/10.1016/j.ijans.2022.100508
11. Okafor IP, Akinyemi OT, Wika-Kobani BN
et al. Childhood diarrhoea: a cross-sectional
survey on maternal knowledge, hygienic
practices and use of oral zinc for home
management in a Nigerian community. Pan
African Med J 2022;42(123):123. https://doi.
org/10.11604/pamj.2022.42.123.33829
12. Pancharuniti N, Shiyalap K, Dung NM et al.
Maternal practice on management of acute
diarrhea among children under five years
old, in Nam Dinh, Vietnam. Journal of Public
Health and Development 2004;2(1):31-40
13. Terefe G, Murugan R, Bedada T et al. Homebased
management practice of diarrhea in
under 5 years old children and associated
factors among caregivers in Ginchi town,
Oromia region, west Ethiopia. SAGE
Open Medicine 2022;10:1-9. https://doi.
org/10.1177/20503121221095727
14. Walker CLF, Rudan I, Liu L et al. Global burden
of childhood pneumonia and diarrhoea.
Lancet 2013;381(9875):1405-1416. https://
doi.org/10.1016/s0140-6736(13)60222-6
15. Workie HM, Sharifabdilahi AS, Addis EM.
Mothers’ knowledge, attitude and practice
towards the prevention and home-based
management of diarrheal disease among
under-five children in Diredawa, Eastern
Ethiopia, 2016: a cross-sectional study.
BMC Pediatrics 2018;18(1):358. https://doi.
org/10.1186/s12887-018-1321-6
16. World Health Organization. The treatment
of diarrhoea: a manual for physicians and
other senior health workers. Geneva: WHO;
2005. WHO/ CDD/SER/80.2; 2013.