NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ EM

Nguyễn Thị Cự1, Phạm Võ Phương Thảo2, Lê Thị Mai Anh1, Nguyễn Thị Diễm Chi3, Đào Thị Tâm Châu3, Trương Thị Phương Nhi3
1 Trường Đại học Y Dược Huế
2 trường Đại học Y Dược Huế
3 Bệnh viện Trung ương Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em các nước đang phát triển, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.
Đối tượng nghiên cứu: 58 trẻ tiêu chảy kéo dài và 174 trẻ tiêu chảy cấp điều trị tại, Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang và phân tích bệnh - chứng. Kết quả: Độ tuổi hay gặp nhất của trẻ tiêu chảy kéo dài là từ 2 tháng đến 6 tháng 62,1%; Trung vị tuổi 5 (1,3 - 8,7) tháng. Tỷ lệ nam/nữ :1,6/1. 31,0% trẻ tiêu chảy kéo dài có số lần đi tiêu chảy cao nhất trong ngày
> 10 lần/ngày, số lần đi cầu cao nhất/ngày có trung vị là 8 (7- 10) lần/ngày. Tỷ lệ trẻ thiếu máu theo Hemoglobin: 41,4%; Có 63,8% trẻ tiêu chảy kéo dài có giảm Na+ huyết thanh. Kết quả soi phân: 98,3% trẻ tiêu chảy kéo dài trong nghiên cứu có bạch cầu trong phân, trong đó 34,5% bạch cầu từ 2+ trở lên. Chỉ có 6,9% trẻ cấy phân tìm thấy vi khuẩn, hầu hết là vi khuẩn EPEC. Có mối liên quan giữa lứa tuổi, tiền sử dùng kháng sinh vì đợt tiêu chảy lần này trước khi vào viện và số lần tiêu chảy (>10 lần) với sự tiến triển bệnh thành tiêu chảy kéo dài.
Kết luận: Lứa tuổi từ 2-6 tháng, tiền sử sử dụng kháng sinh trước khi vào viện và số lần tiêu chảy >10 lần/ngày là yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Cự.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và một số yếu tố nguy cơ trong bệnh
tiêu chảy kéo dài ở trẻ em. Tạp chí Nhi Khoa
2017;10(1):47-49
2. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế.
Tiêu chảy kéo dài. Giáo trình Nhi khoa Đại
học 2013, tập 1:125-130
3. Bộ Y tế. Tiêu chảy. Xử trí lồng ghép các bệnh
thường gặp ở trẻ em. NXB Y học 2016:41-46.
4. Hội Nhi khoa Việt Nam. Cẩm nang Dinh
dưỡng chẩn đoán, điều trị, dự phòng dị ứng
đạm sữa bò ở trẻ nhỏ. Tài liệu dành cho cán
bộ y tế. Nhà xuất bản Y học 2013.
5. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và nguyên nhân gây tiêu chảy
kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi
Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y
khoa, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Trường
Đại học Y Hà Nội 2011.
6. Trương Thị Phương Nhi. Nghiên cứu một số
yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh tiêu
chảy kéo dài tại Trung tâm nhi khoa bệnh
viện Trung Ương Huế, Luận văn thạc sĩ của
bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế
2016.
7. Hoàng Trọng Quý, Nguyễn Thị Cự. Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
nồng độ kẽm huyết thanh ở trẻ tiêu chảy kéo
dài. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện Sản
Nhi Tỉnh Quảng Ngãi 2020:150-159.
8. Nguyễn Thị Kim Tiến. Nghiên cứu yếu tố
nguy cơ của bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới
3 tuổi, khu vực phía nam. Tạp chí Y học dự
phòng 2002;(2):19-23.
9. Nguyễn Hoàng Yến. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và mô tả thực trạng
điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ dưới 6
tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương,
Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội 2012.
10. Bhutta ZA, Nizami SQ, Isani Z. Zinc
Supplementation in Malnourished Children
With Persistent Diarrhea in Pakistan.
Pediatrics 1999;103(4): e42. https://doi.
org/10.1542/peds.103.4.e42
11. Umamaheswari B, Biswal N, Adhisivam
B et al. Persistent Diarrhea: Risk factors and
Outcome. Indian J Pediatr 2010;77(8):885-
888. https://doi.org/10.1007/s12098-010-
0125-y
12. Das SK, Faruque ASG, Christi MJ et al.
Changing trend of persistent diarrhoea
in young children over two decades:
observations from a large diarrhoea
in young children over two decades:
observations from a large diarrhoeal disease
hospital in Bangladesh. Acta Paediatrica
2012;101(10):e452-e457. https://doi.
org/10.1111/j.1651-2227.2012.02761.x
13. Matthai J. Chronic and Persistent Diarrhea in
Infants and Young Children: Status Statement.
Indian Journal of Pediatrics 2011;48(1):37-42.
http://dx.doi.org/10.1007/s13312-011-0018-
9
14. Karim AS, Akhter S, Rahman MA et al.Risk
factors of persistent diarrhea in children below five years of age. Indian Journal of
Gastroenterology 2001;20(2):59-61.
15. Matters CD, Bernard C, Iburg KM et al.
Global burden of disease in 2002: data
resources, methods and results, In Global
programme on evidence for health policy
discussion paper no.54, (revised 2004), WHO
Geneva 2003, 45.
16. Durairaj P, Raju S, Thirumalaikumarasamy
S. Clinical profile and risk factors for persistent
diarrhoea in children under five years of age
in an urban referral centre. Int J Contemp
Pediatr 2017;4(6):1986-1994. http://dx.doi.
org/10.18203/2349-3291.ijcp20174156
17. Vernacchio L, Veznia RM, Mitchell
A et al. Characteristics of Persistent
Diarrhea in Community - Based Cohort
of Young US Children. Journal of
Pediatric Gastroenterology and Nutrition
2006;43(1):52-58. https://doi.org/10.1097/01.
mpg.0000228094.74207.39
18. Victora CG, Huttly SR, Fuchs SC, et al.
International differences in clinical patterns
of diarrheal deaths: a comparison of children
from Brazil, Senegal, Bangladesh and India, J
Diarrheal Dis Res 1993;11(1):25-29.
19. WHO (2017), Diarrhoeal disease, www.
who.int/news-room/fact-sheets/detail/
diarrhoeal-disease.