HIỆU QUẢ TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Nguyễn Tiến Dũng1, Vũ Thị Mai Hương2
1 Trường Đại học Thăng Long Hà Nội
2 Bệnh viện Châm cứu Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Người chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cần tham gia tích cực vào quá trình trị liệu nhằm giúp trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ ASD trước và sau tư vấn giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp: Là người chăm sóc trẻ tự kỷ tại bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 2-9/2020 được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc trước và sau tư vấn, giáo dục sức khỏe. Kết quả: Có 140 người chăm sóc trẻ (NCS), trong đó 85% là nữ, sống ở thành phố 76,4% và 20% có trình độ đại học trở lên. Về kiến thức, đa số NCS trẻ ASD trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về khái niệm, nguyên nhân, vai trò của NCS… sau khi được tư vấn và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê so với trước tư vấn (P=0,000). Về thái độ, hầu hết nhận thức và thái độ đúng của NCS đều thay đổi có ý nghĩa sau tư vấn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,023-0,000), trừ 2 điểm mà họ cho là không tham gia can thiệp được và còn sợ hãi, né tránh việc dạy con. Về thực hành, với các kỹ năng tạo sự chú ý, trước tư vấn, tỷ lệ NCS gọi tên trẻ trong khi chơi là 74,3%, giơ đồ vật ngang tầm mắt 33,6% và thể hiện các trạng thái cảm xúc, cử chỉ điệu bộ 22,9 %. Sau tư vấn các tỷ lệ này đều tăng lên lần lượt là 93,6%; 71,4% và 73,6% (P=0,000). Các kỹ năng của NCS trẻ về chơi và hỗ trợ khi chơi như lựa chọn hoạt động, chơi cùng trẻ, làm theo, tham gia, chọn thời điểm phù hợp để trợ giúp và giảm dần sự trợ giúp đều thay
đổi có ý nghĩa thống kê sau tư vấn (P=0,006 và P=0,000). Cuối cùng là các kỹ năng điều chỉnh hành vi, sắp xếp môi trường xung quanh và trao đổi tranh cho thấy trước tư vấn, tỷ lệ NCS biết khen kịp thời khi trẻ làm được hành vi phù hợp (34,3%), điều chỉnh hành vi không phù hợp (61,4%), dạy, làm mẫu hành vi phù hợp (31,4%), chấp nhận hành vi sai và chỉnh sửa nhẹ nhàng, vui vẻ (14,3%), hạ n chế các kích thích xung quanh (30,7%), sắp xếp đồ chơi, dụ ng cụ hỗ trợ hợp lý (54,3%), tạo môi trường thân quen (0,7%), giới thiệu đồ chơi và tranh tương ứng (43,6%), không gợi ý bằng lời (17,1%), đưa đồ chơi khi trẻ trao tranh (17,1%) và thực hiện nhiều lần với mỗi hoạt động (22,9%). Sau tư vấn, các kỹ năng này đều tăng rõ rệt với các tỷ lệ tương ứng là 51,4%, 87,1%, 57,9%, 78,6%, 94,2%, 70%, 55,7% 95%, 97,7%, 50,7% và 64,3% (P=0,009 và P=0,000). Kết luận: Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NCS trẻ có hiệu quả rõ rệt cả về nâng cao kiến thức lẫn thay đổi thái độ và thực hành đúng chăm sóc trẻ ASD tại nhà.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hương Giang. Nghiên cứu phát
hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT23, đặc điểm dịch
tễ-lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng
cho trẻ. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội. 2012.
2. Quách Thúy Minh. Một số đặc điểm lâm sàng
và kết quả điều trị ban đầu cho trẻ tự kỷ tại khoa
Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu
y học. 57(4); 2008; 280-88.
3. Đào Thị Thủy. Thực trạ ng đào tạo cho cha
mẹ về can thiệp sớm trẻ tự kỷ tạ i khoa Tâm thầ n
Bệ nh việ n Nhi Trung ương. Luận văn Thạc sĩ Y
học. 2017.
4. Nguyễn Thị Hoàng Yến và cs. Nghiên cứu
biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay và trong giai
đoạn 2011 - 2020, Đề tài độc lập cấp nhà nước,
Hà Nội; 2014.
5. Benallie, Kandice J., “Parent Knowledge of
Autism Spectrum Disorder” (2019). All Graduate
Theses and Dissertations. 7693.
6. Christensen, D. L., Bilder, D. A., Zahorodny,
W., Pettygrove, S., Durkin, M. S., Fitzgerald, R.
T., & ... Yeargin-Allsopp, M. (2016). Prevalence
and characteristics of autism spectrum disorder
among 4-year-old children in the autism and
developmental disabilities monitoring network.
Journal of Developmental and Behavioral Pediatrics,
37(1), 1-8.
7. CDC. Prevalence and Characteristics of Autism
Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years
- Autism and Developmental Disabilities Monitoring
Network, 11 Sites, United States, 2018. Surveillance
Summaries/December 3, 2021/70(11); 1-16.
8. Hyman SL, Levy SE et al. Identifi cation,
Evaluation, and Management of Children With
Autism Spectrum Disorder. PEDIATRICS Volume
145, number 1, January 2020: 1-64.
9. Johnson CP. Early Clinical Characteristics of
Children with Autism. Autistic Spectrum Disorders
in Children, 2004; 83-121.
10. Kavita Garg. A Study to Assess the
Knowledge and Attitude regarding Care of Autistic
Children among Parents of Autistic Children in
Selected Centers of Dehradun, Uttarakhand with
a View to Develop Self Instructional Module.
International Journal of Science and Research
(IJSR) ISSN: 2319-7064 ResearchGate Impact
Factor (2018): 0.28 | SJIF (2019): 7.583.
11. Kleinman JM, Robins DL et al. The Modifi ed
Checklist for Autism in Toddlers: A Follow-up
Study Investigating the Early Detection of Autism
Spectrum Disorders. J Autism Dev Discord. 2008
May; 38(5) : 827-839. Doi: 10.1007/s10803-007-
0450-9.
12. Matson ML, Mahan S, Matson JL. Parent
training: A review of methods for children with
autism spectrum disorders. Research in Autism
Spectrum Disorders 2009; 3(4): 868-75. https://
doi.org/10.1016/j.rasd.2009.02.003.
13. Missouri Autism Guidelines Initiative
Oversight Committee. Autism Spectrum Disorders:
Guide to Evidence-based Interventions. A 2012
Consensus Publication.
14. Prata J, Lawson W, Coelho R. Parent
training for parents of children on the autism
spectrum: a review. International Journal of
Clinical Neurosciences and Mental Health 2018;
5:3 DOI: https://doi.org/10.21035/ijcnmh. 2018.5.3.