CÔNG BẰNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE - HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU CẢI THIỆN SỨC KHỎE TRẺ EM VÀO NĂM 2030

Đinh Thị Phương Hòa1
1 Hội Nhi khoa Việt Nam

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Sức khỏe trẻ em (SKTE) đã có nhiều cải thiện trong vài thập kỷ qua. Các chỉ số về SKTE nước ta được đánh giá là tương đương với các nước có thu nhập cao hơn nhiều. Tuy nhiên, để hướng tới Mục tiêu cải thiện SKTE vào năm 2030, “Không có trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi chết do các bệnh có thể phòng tránh được nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi”, nước ta còn phải đối diện với một số thách thức trong đó lớn nhất là sự khác biệt về sức khỏe trẻ em ở một số vùng, miền. Đó là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Sự khác biệt rõ nhất là về TVTE dưới 5 tuổi. Số liệu năm 2019 cho thấy tỷ suất TVTE ở nông thôn là 25,1‰, cao gấp 2 lần so với thành thị (12,3‰); Ở các tỉnh miền núi phía Bắc (31,5‰) và Tây Nguyên (35,5‰) cao gấp gần 3 lần so với vùng Đông Nam Bộ (12,7‰) và gấp đôi so với vùng Đồng bằng sông Hồng (16,5‰). Tương tự, tình trạng dinh dưỡng và tiêm chủng với tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em DTTS là 32%, cao gần gấp 2 lần so với nhóm trẻ em người Kinh (17,1%); Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ bao phủ hầu hết cho trẻ em người Kinh (95,2%) nhưng ở trẻ em DTTS chỉ đạt 87,8%.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính của sự khác biệt, cản trở việc không bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em là về điều kiện kinh tế, xã hội và hoạt động của hệ thống chăm sóc Y tế. Điều kiện kinh tế, xã hội bao gồm sự chênh lệch mức sống giữa vùng thành thị và nông thôn; dân tộc Kinh và DTTS. Hệ thống y tế có nhiều bất cập với trong CSSKTE ở 3 tiêu chí: thiếu nguồn lực (số lượng và chất lượng); Mất cân đối trong cung cấp dịch vụ CSSKTE giữa tuyến trên và tuyến dưới; Và hoạt mạng lưới CSSKBĐ thiếu đồng bộ và ngừng trệ ở nhiều địa bàn. Hướng tới công bằng trong CSSKTE, cần có những can thiệp phù hợp và hiệu quả. Cần có
một khảo sát toàn diện đánh giá về tổ chức mạng lưới dịch vụ và mô hình bệnh tật, tử vong trẻ em trên toàn quốc để cung cấp số liệu làm cơ sở cho can thiệp. Củng cố mạng lưới CSSKBĐ và Y tế cơ sở theo tiếp cận Y học gia đình. Tăng cường sự kết nối giữa điều trị với dự phòng, giữa tuyến cơ sở với tuyến trên. Khuyến khích sự tham gia của các ban, ngành, cộng đồng và gia đình trong CSSKTE. Cần thúc đẩy đề án giảm quá tải bệnh viện; Mở rộng mô hình bệnh viện vệ tinh có chăm sóc sức khỏe trẻ em theo vùng, miền và tăng cường hỗ trợ tuyến dưới cải thiện chất lượng CSSKTE. Bảo đảm công bằng trong CSSKTE là can thiệp then chốt nhất để đat mục tiêu “không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” và cho tương lai của một quốc gia khỏe mạnh, thịnh vượng

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. WC Chang. The meaning and goals of
equity in health. J Epidemiol Community Health
2002;56: 488-491.
2. Bộ Y tế. Quyết định của Chính phủ số
36/2005/ND-CP. Hà Nội, 2005.
3. The United Nations: Convention on the
Rights of the Child. Adopted and opened for
signature, ratifi cation and accession by General
Assembly Resolution 44/25 of 20 November
1989.
4. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định về việc
ban hành lộ trình thực hiện SDGs Việt Nam đến
năm 2030. Số 681/QĐ-TTg, 2019.
5. Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Nhà
xuất bản Thống kê tháng 12/2019.
6. TCTK- UNICEF Điều tra đánh giá các mục
tiêu trẻ em và phụ nữ - Multiple Indicator Cluster
Survey (MICS2006, 2011, 2014, 2020).
7. TCTK- UNICEF Điều tra đánh giá các mục
tiêu trẻ em và phụ nữ - Multiple Indicator Cluster
Survey (MICS2006, 2011, 2014).
8. TCTK- UNICEF- UNFPA. Bá o cá o kế t quả điề u
tra cá c mụ c tiêu phá t triể n bề n vữ ng về trẻ em và
phụ nữ Việt Nam 2020-2021. Thá ng 12 năm 2021.
9. Bhutta et al. (2013). Evidence - based
interventions for improvement of maternal and
child nutrition: what can be done and at what
cost? The Lancet Nutrition Interventions Review
Group, and the Maternal and Child Nutrition
Study Group.
10. Viện Dinh dưỡng. Chiến lược Quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020.
11. UNICEF Việt Nam - Chương trình Dinh dưỡng.
12. Tổng Điều tra dinh dưỡng giai đoạn
2010 - 2020.
13. Johns Hopkins Bloomberg School of
Public Health. Vaccinations: Across 94 countries,
benefi ts far exceed the costs.
14. UNICEF Việt Nam - Chương trình Tiêm chủng.
15. WHO - Health Equity.
16. Culyer. AJ. Equity - some theory and its
policyimplications. J Med Ethics 2001, 27(4):
275-283.
17. Van de Walle D, GunewardenaD. Sources
of ethnic inequalityin Viet Nam. Journal of
Development Economics 2001; 65: 177-207.
18. Baulch B, et al. Ethnic minoritydevelopment
in Vietnam. Journal of Development Studies
2007; 43 (7): 1151-76.
19. Le Anh Tuan et al. Ethnic Variations in
Healthcare Service Utilization and Access in
Vietnamese Mountainous Setting. Scientifi c
World Journal; Article ID 6650303. https://doi.
org/10.1155/2021/6650303.
20. Hoa DP, et al. Persistentneonatal mortality
despiteimproved under - five survival: a retrospective
cohort study innorthern Vietnam. ActaPaediatrica
2008; 97(2): 166-70.41.
21. Malqvist M, et al. Ethnicinequity in neonatal
survival: acase-referent study in northern Vietnam.
Acta Paediatrica2011; 100(3): 340-46.
22. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. Bá o
cá o chung tổ ng quan ngà nh Y tế năm 2015. Tăng
cường y tế cơ sở hướng tớ i bao phủ chăm só c sứ c
khỏ e toà n dân.
23. Bộ Y tế 2019. Hỗ trợ cải thiện dịch vụ CSSK
bà mẹ và trẻ sơ sinh ở những huyện có tử vong bà
mẹ/tử vong sơ sinh cao ở Việt Nam.
24. Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019
của Chính phủ.
25. Harper BD, et al. Where are the paediatricians?
An international survey to understand the global
paediatric workforce. BMJ Paediatrics Open 2019;
3:e000397. doi: 10.1136/bmjpo - 2018-000397.
26. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế . Bá o cá o
đá nh giá tì nh trạ ng quá tả i bệnh viện ở cá c tuyế n.
Hà Nội, Việt Nam: HSPI, 2009.
27. Cụ c Quả n lý Khá m chữ a bệ nh - Bộ Y tế . Bá o
cá o kế t quả công tá c khá m, chữ a bệnh năm 2011
và nhữ ng giả i phá p nâng cao chấ t lượng khá m,
chữ a bệnh năm 2012. Hà Nội, Việt Nam: 2012.
28. WHO - UNICEF (2018). A vision for primary
health care in the 21st century: towards universal
health coverage and the Sustainable Development
Goals. World Health Organization. https://apps.
who.int/iris/handle/10665/328065. License: CC
BY-NC-SA 3.0 IGO.
29. WHO-UNICEF. Declaration of Alma-Ata -
International Conference on Primary Health Care,
Alma-Ata, USSR, 6-12 September 1978.
30. Chính phủ. Dự thảo Nghị định về chính
sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng và tạo nguồn cán bộ, công chức người dân
tộc thiểu số - đang chờ phê duyệt.