ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỈ SỐ BỆNH TỒN DƯ TỐI THIỂU (MRD) SAU ĐIỀU TRỊ CẢM ỨNG Ở TRẺ BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Nguyễn Văn Tuy1,2, Nguyễn Thị Kim Hoa2, Phan Hùng Việt1, Trần Kiêm Hảo2,3, Bùi Bình Bảo Sơn1,2
1 Đại học Y Dược Đại học Huế
2 Bệnh viện Trung ương Huế
3 Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở trẻ em. Chỉ số bệnh tồn dư tối thiểu sau điều trị cảm ứng giúp tiên đoán kết cục và có thể chọn lọc những bệnh nhân cần hóa trị tăng cường. Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc biệt là kết quả chỉ số bệnh tồn dư tối thiếu sau giai đoạn điều trị cảm ứng ở trẻ mắc bạch cầu cấp dòng lympho. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu theo dõi trẻ mắc bạch cầu cấp dòng lympho nhập viện từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả: Có 38 bệnh nhân mới được chẩn đoán, trong đó 68,4% nguy cơ thường và 31,6% nguy cơ cao; tỷ lệ nam trên nữ là 2,16:1. Tuổi trung vị là 4,0 tuổi (dao động từ 0,66 đến 15 tuổi). Tỷ lệ bạch cầu cấp dòng lympho B và bạch cầu cấp dòng lympho T lần lượt là 84,2% và 15,8%. Các triệu chứng phổ biến nhất là thiếu máu (86,8%), sốt (76,3%), gan lớn (68,4%), lách lớn (60,5%), hạch lớn (55,3%). Về cận lâm sàng, 26,4% bệnh nhân có số lượng bạch cầu ≥ 50x109/l, 76,3% bệnh nhân có số lượng tiểu cầu < 100x109/l, 84,6% có hemoglobin< 10 g/dl. Sau điều trị cảm ứng, có 97,4% bệnh nhân đạt được lui bệnh hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn tế bào blast < 5%. Tuy nhiên, chỉ có 78,9% bệnh nhân có MRD đạt ngưỡng ≤ 0,01% sau giai đoạn điều trị cảm ứng. Và dựa vào MRD, chúng tôi điều chỉnh sang hóa trị tăng cường cho 4 bệnh nhân. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là thiếu máu, sốt, gan lách lớn, đau xương, xuất huyết. Chỉ số MRD có độ nhạy và chắc chắn hơn trong đánh giá đáp ứng sau điều trị cảm ứng. Do đó, chúng tôi có thể điều chỉnh sang hóa trị tăng cường cho những bệnh nhân có MRD cao để cải thiện kết cục điều trị.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Fadoo Z, Nisar I, Yousuf F, Lakhani LS, Ashraf
S, Imam U, et al. Clinical features and induction
outcome of childhood acute lymphoblastic
leukemia in a lower/middle income population: A
multi-institutional report from Pakistan. Pediatr
Blood Cancer. 2015;62:1700-8.
2. Uckun FM, Gaynon PS, Sensel MG, Nachman
J, Trigg ME, Steinherz PG, et al. Clinical features
and treatment outcome of childhood T-lineage
acute lymphoblastic leukemia according to
the apparent maturational stage of T-lineage
leukemic blasts: a Children’s Cancer Group study.
J Clin Oncol. 1997;15:2214-21.
3. Gaynon PS, Desai AA, Bostrom BC,
Hutchinson RJ, Lange BJ, Nachman JB, et al. Early
response to therapy and outcome in childhood
acute lymphoblastic leukemia: a review. Cancer.
1997;80:1717-26.
4. Ravindranath Y. Biology of childhood
acute lymphoblastic leukemia (ALL) in low/
middle-income countries--A case for using age at
diagnosis for defi ning low-risk all. Pediatr Blood
Cancer. 2015;62:1687-8.
5. Howard SC, Pedrosa M, Lins M, Pedrosa
A, Pui CH, Ribeiro RC, et al. Establishment of a
pediatric oncology program and outcomes of
childhood acute lymphoblastic leukemia in a
resource-poor area. JAMA. 2004;291:2471-5.
6. Al-Sudairy R, Al-Nasser A, Alsultan A,
Al Ahmari A, Abosoudah I, Al-Hayek R, et al.
Clinical characteristics and treatment outcome
of childhood acute lymphoblastic leukemia in
Saudi Arabia: a multi-institutional retrospective
national collaborative study. Pediatr Blood
Cancer. 2014;61:74-80.
7. Yasmeen N, Ashraf S. Childhood acute
lymphoblastic leukaemia; epidemiology and
clinicopathological features. J Pak Med Assoc.
2009;59:150-3.
8. Greaves MF, Colman SM, Beard
ME, Bradstock K, Cabrera ME, Chen PM,
et al. Geographical distribution of acute
lymphoblastic leukaemia subtypes: second
report of the collaborative group study.
Leukemia. 1993; 7: 27-34.
9. Campana D, Pui CH. Detection of minimal
residual disease in acute leukemia: methodologic
advances and clinical signifi cance. Blood.
1995;85:1416-34.
10. Vora A, Goulden N, Mitchell C, Hancock
J, Hough R, Rowntree C, et al. Augmented postremission
therapy for a minimal residual diseasedefi
ned high-risk subgroup of children and
young people with clinical standard-risk and
intermediate-risk acute lymphoblastic leukaemia
(UKALL 2003): a randomised controlled trial.
Lancet Oncol. 2014;15:809-18.
11. Yeoh AE, Ariffi n H, Chai EL, Kwok CS,
Chan YH, Ponnudurai K, et al. Minimal residual
disease-guided treatment deintensifi cation for
children with acute lymphoblastic leukemia:
results from the Malaysia-Singapore acute
lymphoblastic leukemia 2003 study. J Clin Oncol.
2012;30:2384-92.